Page 69 - MUDO 81
P. 69
Mũ Đỏ 81 67
những nơi định cư mới, ở miền Nam có nhiều địa điểm tập trung,
riêng gia đình tôi tạm trú ở một bãi trống ở gần Ngã Tư Bẩy Hiền,
ở bên hông cổng trại Hoành-Hoa-Thám của Sư-Đoàn-Nhẩy-Dù bây
giờ. Nơi đây có gần 20 cái nhà bằng vải bạt, trong mỗi cái có chừng
trên dưới 10 gia đình chia nhau trú ngụ, hàng ngày được phát thức
ăn và 10$, 10 đồng là nhiều, vì lúc đó đồng bạc xé hai còn xài được.
Vào thời gian này, dân cư ở Sài-Gòn còn thưa thớt, những nơi như
Ngã-Tư-Bẩy- Hiền, Hòa-Hưng, Lăng-cha-Cả, Nhà thờ Ba Chuông,
Phú-Thọ nhà cửa còn thưa thớt, hai bên đường là ruộng lúa, đây đó
còn chen lẫn những bụi tre, tầm vông và những chiếc xe ngựa còn
xuôi ngược đó đây. Nơi gia đình tôi tạm trú nguyên là một bãi đất
hoang, mặc dù đã được xe ủi đất dọn sạch một khoảng rộng nhưng
chung quanh vẫn còn đầm nước, có nhiều gò đống, cỏ cao ngút đầu
. Mà ở trong đó, tụi tôi, đám trẻ ưa phá phách, lục lọi khám phá ra
mấy cái hầm trú ẩn cũ, có lẽ của quân
đội Nhật, vì tụi tôi tìm thấy mấy cái nón
sắt và cả mấy cái kiếm bị rỉ sét nữa.
Hàng ngày, người lớn đi tìm việc làm,
còn lũ trẻ con tụi tôi thì được chia đi học
chung với những học sinh người Nam ở
Bà Quẹo hay ở gần Ngã Ba ÔngTạ. Đây
là thời gian bực bội, nhưng cũng là thời
gian có nhiều kỷ niệm nhất đối với tụi
nhỏ chúng tôi; chúng tôi bị hứng chịu
mọi sự trêu chọc của đám trẻ nhỏ miền
Nam kể cả những đứa trẻ chăn trâu, bò
ở quanh nơi định cư tạm của chúng tôi.
Mỗi khi thấy mặt tụi tôi thì ban hợp ca của tụi nó lại rống lên ;
“-Bắc kỳ ăn cá rô cây, ăn nhằm lựu đạn…”
“-Bắc kỳ con bỏ dzô loong kêu chít chít …”
Rồi lại còn ca cải lương nữa:
“-Có con…thằng nhỏ đau làm sao ?lỗ đít nó có cọng rau…Trời
ơi làm sao? Làm sao ?người Nam kỳ đâu có kỳ như vậy . Thôi đúng
rồi …Bắc kỳ”
Câu cuối cùng tụi nó gào lên rồi chỉ vào tụi tôi. Chịu đựng mãi
không được, cuối cùng tụi tôi phải tuyên chiến với tụi học trò và
đám trẻ chăn trâu người miền Nam. Khi đi học tụi trẻ con Bắc kỳ
Tháng mười hai không hai không