Page 173 - MUDO79_80
P. 173
Mũ Đỏ 79-80 171
hận. Tôi có khi nào làm được với Ba những điều như thế…
Khi tôi thức dậy đi học, Mệ ngoại nói, Ba con đi làm rồi, mai mốt
về. Ở đây với Mệ.
Trường tiếu học Trần Cao Vân, nằm cuối đường Chương Đức bên
phải là ngã ba Hòa Bình, bên trái là ngả ba Tăng Bạt Hổ. Trường có
năm lớp, từ lớp năm đến lớp nhất. Thầy hiệu trưởng lúc đó là thầy
Tuân, lớp nhất của Thầy Vỹ, lớp Nhì của Cô Thí, lớp ba của thầy
Hoàn, lớp tư của Thầy Trợ Diễm, và lớp năm, lớp tôi của Thầy Diển.
Bác Cai trường đầu như thầy tu, kiêm tùy phái lo treo cờ mỗi ngày,
đánh kẻng và vệ sinh.
Các Thầy Cô ở trường, chúng tôi đều được lần lượt thụ giáo.Tôi
nhập học lớp năm khi Thầy Hoàng làm hiệu trưởng, sau đó là Thầy
Hiếu Kính.Khi Thầy Hiếu Kính đi làm Thầy Giám Thị học Trung
học Hàm Nghi thì Thầy Tuân thay thế. Thầy Diễm đi dạy vẫn mặc
khăn đen áo dài, Thầy và cô Thí đều đi bộ vì gần nhà, theo sau có
đám học trò ôm sách vở. Thầy Hiếu Kính đi xe Mobillete, Thầy
Tuân đi xe đạp dura, dù Thầy chỉ có một tay, Thầy Vĩ đi xe đạp
Peugot, Thầy Diễn đi xe đạp dàn (Dành riêng cho phái nam) Thầy
Diễn không phải vì lớp học chính đầu đời mà tôi mãi mãi không
quên Thầy. Chúng tôi, cả lớp ngày ngày lấm lét nhìn khối gổ hình
chữ nhật thầy để trên bàn để tối tối về ê alo học bài cho thuộc. Khối
gỗ của thầy vừa đủ nằm gọn trong lòng bàn tay, đen bóng vì đã qua
không biết bao nhiêu mồ hôi của những lớp năm Thầy Diển. Suốt
một năm học, tôi cũng không ít lần vã mồ hôi vì khối gỗ đó. Thầy
để hai tay trên bàn hoặc đi lui đi tới khi trả bài thì chưa sao, khi tay
Thầy vừa chạm vào khối gỗ là bài vở bay biến, dù đêm trước lo tụng
vì quá sợ. Cốp! một cái, một cục u nổi ngay trên đầu vì không thuộc
bài.Một cái thôi, cho về, hẹn ngày mai trả bài lại.Xui xẻo hôm đó
không thuộc bài lại bị Thầy gọi lên bảng, chỉ còn nước són…tại chỗ
như có đứa đã bị.
Ngoài số học trò từ trường cô Huyền chuyển qua, còn có những bạn
mới cũng là lối xóm nên tôi quen gần hết… Hai an hem Thiện Tống,
Thiện Tịch, em của anh Thẫm học lớp với Dì Nhạn tôi, Tống học
rất giỏi, có học bổng đi Australia, sau nầy về nước giảng dạy tại đại
Tháng sáu hai không một chín