Page 28 - MUDO 77
P. 28
Mũ Đỏ 77 24
cho Sư Đoàn Nhảy Dù viết
quyển “Red Markers, Close
Air Support for the Vietnam-
ese Airborne, 1962-1975”,
về các phi công bay yểm trợ
không yểm, liên lạc với các
cố vấn Hoa Kỳ trong các tiểu
đoàn Nhảy Dù, cho những
trận đánh của binh chủng
Nhảy Dù. Cả sáu quyển sách
này đều đề cao sự chiến đấu
dũng mãnh của các người
lính Nhảy Dù Việt Nam.
Những tưởng các quyển sách
vừa nêu trên đủ nói lên được
tấm lòng của các viên cố vấn
Hoa Kỳ, dành cho các người
bạn Nhảy Dù Việt Nam của
Đại tướng Barry R.Mc Cafrey họ. Nhưng, mới ngày hôm
Hình: Người dịch cung cấp qua, ngày 8 tháng Tám, Đại
Tướng hồi hưu Barry McCaffrey đã dành một sự ngạc nhiên cho người
Việt tị nạn chúng ta, khi ông viết một bài viết ngắn trên báo New York
Times (cho độc giả Hoa Kỳ), viết về những người lính Nhảy Dù Việt Nam,
với tấm lòng cảm phục và sự tiếc nuối vô bờ.
Tôi xin phép chuyển dịch và đặt tựa bài viết:
“Có Một Binh Chủng Nhảy Dù Bị Lãng Quên”.
Nguyễn văn Phúc
Tôi đến Việt Nam vào tháng Bảy năm 1966, và cho nguyên cả năm sau
tôi làm việc cố vấn với Sư Đoàn Nhảy Dù Việt Nam. Đó là năm cuối mà
chúng ta nghĩ là đang chiến thắng. Đó là năm cuối mà chúng ta có thể định
nghĩa điều mà chúng ta nghĩ chiến thắng là như thế nào. Đó là năm của
chủ nghĩa lạc quan, của gia tăng quân số và nhận lãnh cuộc chiến từ người
Việt – và con số thương vong của Hoa Kỳ cũng cao hơn.
Vào cuối năm 1967, có 486,000 quân nhân Hoa Kỳ trên chiến trường. Con
số lính Mỹ tử trận năm ấy gần như gấp đôi con số của năm 1966. Giữa tất
cả các sự việc đó, sự hy sinh, lòng dũng cảm và việc hiến dâng của Quân
Bốn mươi ba mùa xuôi ngược