Page 25 - MUDO 77
P. 25
Mũ Đỏ 77 21
Oslo được coi như là một cơ cấu chính trị đại diện cho Palestine trong
các cuộc đàm phán giữa hai bên, vẫn kiên quyết với lập trường đòi quyền
sở hữu phía Đông Jerusalem. Tháng 12 năm 2006, Ismail Haniyeh, Thủ
tướng Palestine, đồng thời là một trong những thủ lĩnh của Hamas (Phong
trào Kháng chiến Hồi giáo), tuyên bố: “Chúng tôi không bao giờ công
nhận chính quyền chiếm đoạt Do Thái và sẽ tiếp tục phong trào kiểu Jihad
(Thánh chiến) cho tới khi giải phóng được Jerusalem.
Việc Công Nhận Jerusalem là Thủ Đô Israel
Khi Tổng thống Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel,
ông đã trực tiếp ủng hộ sự sát nhập Đông Jerusalem của Israel, vùng đất
mà người Palestine đã từ lâu tuyên bố là thuộc về họ. Sự kiện này phủ
nhận nghị quyết của LHQ, đồng thời đánh dấu sự chuyển hướng chính
sách đối ngoại của Mỹ về Trung Đông.
Kể từ năm 1993, chính sách của Hoa Kỳ qua các chính quyền liên tiếp,
cả Dân Chủ và Cộng Hòa vẫn chủ trương rằng mục đích những cuộc đàm
phán trực tiếp giữa Israel và Palestine là nhắm tới một giải pháp “Hai nhà
nước”. Trong đó Israel nắm giữ Bờ Tây và Đông Jerusalem thuộc về Pal-
estine. Đây là giải pháp được cho rằng có hy vọng mang lại hòa bình và
giải quyết được sự tranh chấp tại miền đất Thánh này.
Dù rằng từ năm 1995, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật rời sứ quán
đến Jerusalem nhưng đã mấy thập niên qua các đời Tổng thống Hoa Kỳ
từ Clinton, George W. Bush tới Obama đều trì hoãn nghị quyết của Quốc
hội, vì không muốn diễn tiến hòa bình giữa Israel-Palestine trở nên phức
tạp và chờ đợi giải pháp “Hai nhà nước” được cả Do Thái và Palestine
chấp thuận.
Thực ra giải pháp hai nhà nước khó thể thực hiện, nếu không muốn nói
là vô vọng vì mục đích tối hậu của Israel là chiếm toàn thể Jerusalem. Từ
nhiều năm qua Do Thái đã âm thầm xâm lấn vùng Đông Jerusalem bằng
các biện pháp nhằm thay đổi cơ cấu dân số, trong đó bao gồm việc thu
chiếm đất đai, mở rộng các khu định cư để chuyển người Do Thái đến
vùng lãnh thổ của Palestine ở phía Đông Jerusalem, đã được phân định bởi
LHQ trong nghị quyết 181. Ngoài ra giải pháp hai nhà nước không còn
được xúc tiến tích cực nữa lý do là sự khác biệt về sức mạnh quân sự và
chính trị. Israel sở hữu một lực lượng quân sự đứng hàng thứ 15 trên thế
giới, trong khi đó người Palestine thất thế không có một lực lượng quân sự
khả dĩ để đối chọi với Israel. Thêm vào đó, không khí chính trị hiện nay
của Israel cũng làm giảm thiểu hy vọng cho một chính phủ Israel sẵn sàng
Bốn mươi ba mùa xuôi ngược