Page 22 - MUDO 77
P. 22

Mũ Đỏ 77                        18

        lượt bị các đế quốc La Mã, Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp chinh phạt và cai trị.
        Người Do Thái phải chạy trốn, lưu lạc khắp nơi trên thế giới kéo dài hàng
        nghìn năm để đền tội.  Nhưng đi đến đâu họ cũng bị xua đuổi, tại Âu châu
        chủ nghĩa bài Do Thái nổi dậy thường xuyên khủng bố và giết hại hàng
        triệu người, làm dấy lên phong trào phục quốc của người Do Thái vào
        cuối thế kỷ 19.  Phong trào này còn được gọi là chủ nghĩa Zion, lập ra bởi
        Theodor Herzl một người Áo gốc Do Thái vào năm 1896, với mục đích là
        đưa người Do Thái trở về với Eretz Yisrael, đồng nghĩa với Jerusalem và
        đất đai của Israel. Tên của “Chủ nghĩa Zion” xuất phát từ ngọn đồi Zion,
        nơi có đền thờ Jerusalem.

        Vào thế kỷ thứ 19 và 20, và nhất là sau khi Đức Quốc xã lên nắm quyền
        vào năm 1933 gieo ra thảm họa Holocaust giết hại trên 6 triệu người Do
        Thái, lại thêm việc kỳ thị, bức hại lan rộng khắp Đông và Trung Âu đã
        là động lực mãnh liệt thúc đẩy người Do Thái hồi hương.  Vào đầu thập
        niên thứ 19 đa số dân sống ở Palestine là người Ả Rập và họ lại sẵn sàng
        bán đất cho người Do Thái đang hồi hương.  Do đó, cho tới năm 1936 làn
        sóng nhập cư ào ạt này đã đưa dân số người Do Thái lên gần tới 400 ngàn.
        Dân số người Do Thái tăng lên đến mức khiến nhiều nhà lãnh đạo Ả Rập
        Palestine lo ngại rằng họ sẽ trở thành thiểu số ngay trên vùng đất của mình,
        vì vậy luôn tìm cách nổi dậy chống đối. Lực lượng Do Thái với sự trợ giúp
        của người Anh đã dập tắt những cuộc nổi dậy này đưa đến sự xung đột và
        thù hận nhen nhúm giữa người Do Thái và người Ả Rập Palestine, chiến
        tranh và xô xát giữa hai bên thường xảy ra liên tục.

        Người Palestine Và Lịch Sử Bị Trị
        Nguồn gốc của người Palestine không được biết rõ ràng. Vào giữa thập
        niên thứ 19, nhà khảo cổ người Anh, bà Dorothy Garrod, sau những công
        trình khảo cứu về địa chất khai quật trên dẫy Mount Carmel (thuộc miền
        đông bắc Do thái hiện nay) đã truy tìm được nguồn gốc của người Pales-
        tine. Bà Garrod cho rằng vào thiên niên kỷ thứ 4, người Ghassulian di dân
        đến vùng đất này. Tuy không ai tìm được nguồn gốc của người Grassulian,
        nhưng sở dĩ họ được gọi với tên này vì tại vùng đất định cư ở Tulaylāt al
        -Ghassūl thuộc thung lũng Jordan, người ta tìm thấy nhiều đồ gốm và dụng
        cụ nông nghiệp đặc thù của họ.

        Trong thập niên 330 trước Công nguyên, Alexander Đại đế đã chinh phục
        vùng đất này, mà nay gọi là Palestine.  Vùng này cũng từng được gọi là
        Canaan, Zion, Nam Syria, v.v.  Qua bao lần chiến tranh Palestine liên tục
        bị cai trị và kiểm soát bởi nhiều sắc tộc khác nhau.  Khu vực này cũng
        từng nằm dưới sự thống trị bởi các dân tộc và thế lực hùng mạnh trong
                          Bốn mươi ba mùa xuôi ngược
   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27