Page 24 - MUDO 77
P. 24
Mũ Đỏ 77 20
và 1960, các tổ chức phục quốc của người Palestine lưu vong với sự viện
trợ của Ai Cập, Jordan, và Syria, thường xuyên vượt biên giới tiến hành
các cuộc đột kích vào Israel. Những cuộc tấn công đầy bạo lực này đã
đưa sự thù hằn, mâu thuẫn giữa Israel và Palestine ngày càng sâu sắc hơn.
Năm 1967 xảy ra “Cuộc Chiến 6 ngày”, còn được gọi là chiến tranh Ả
Rập-Israel lần thứ ba, đây là cuộc chiến giữa một bên là Israel nhỏ bé
chống lại liên minh các nước láng giềng Ả Rập hùng mạnh gồm: Ai Cập,
Jordan và Syria với sự đóng góp quân lực và tài chánh của Iraq, Ả Rập
Saudi, Kuwait và Algerie. Israel toàn thắng trong cuộc chiến này, xâm
chiếm vùng Bờ Tây sông Jordan, Đông Jerusalem, bán đảo Sinai, vùng cao
nguyên Golan và Dải Gaza, vùng đất được cai quản bởi Jordan, Syria và
Ai Cập từ năm 1948. Tháng 7 năm 1980, Quốc hội Israel (Knesset) thông
qua nghị quyết về Jerusalem và tuyên bố “Jerusalem là thủ đô vĩnh viễn
và không thể chia cắt” của Israel. Các cơ quan hành chánh cùng với các
khu định cư cho người Do Thái được mở mang nhanh chóng ở phía Đông
Jerusalem. Sau cuộc chiến này ý tưởng về một quốc gia Palestine được
trổi dậy và thúc đẩy mạnh mẽ. Người Palestine muốn Đông Jerusalem là
thủ đô của mình và năm 1996, ông Yasser Arafat Chủ tịch Tổ chức giải
phóng Palestine (PLO) thời bấy giờ đã tuyên bố Đông Jerusalem là thủ đô
của một nhà nước Palestine trong tương lai.
Đầu năm 2002, quân đội Israel tái chiếm Bờ Tây Jerusalem, giành lại
quyền cai quản từ tay nhà nước Palestine đồng thời hạn chế người Pales-
tine được di chuyển đến dây. Kể từ đó các cuộc đàm phán với sự trung
gian của Hoa Kỳ hoàn toàn bị bế tắc và mối quan hệ giữa người Palestine
và Do Thái trở nên căng thẳng hơn. Sau cái chết của Arafat năm 2004,
ông Mahmoud Abbas được bầu làm chủ tịch của PLO và chủ tịch nhà
nước Palestine (PA- Palestine Authority). Năm 2005, với áp lực của Hoa
Kỳ, Israel rút quân khỏi của Bờ Tây và dải Gaza. Sự kiện này dấy lên hy
vọng cho một cuộc đối thoại hòa bình giữa hai bên với giải pháp “Hai nhà
nước” tại Jerusalem. Nhưng vào năm 2014, xung đột giữa hai bên lại tiếp
tục, vì chính quyền Palestine đòi hỏi người tị nạn Palestine được quyền
hồi hương đồng thời phản đối và ngăn chặn việc mở mang, tăng cường các
khu định cư của người Do Thái tại Bờ Tây Jerusalem. Mọi thương thuyết,
giữa hai bên hoàn toàn bế tắc.
Cho tới nay, cuộc chiến dành quyền sở hữu Jerusalem giữa Israel và Pales-
tine vẫn là một ngăn trở lớn, là một vấn đề vô cùng khó khăn và phức tạp
trong tiến trình đàm phán hòa bình giữa hai bên. Chính quyền Palestine,
hay PA (Palestine Authority) được thành lập năm 1994, theo Hiệp định
Bốn mươi ba mùa xuôi ngược