Page 214 - MUDO 77
P. 214

Mũ Đỏ 77                       210

        hơn mười năm “học tập cải tạo”. Nơi trong đó, tôi sống còn được đến hôm
        nay là nhờ vào những người thầy, người anh, người bạn và cả những người
        ở lớp tuổi sau tôi. Tất cả đã cưu mang, đã cùng đùm bọc nhau sinh sống;
        trải qua rất nhiều các trại tù khác nhau. Từ những ngày đầu tiên trong miền
        Nam, ra Bắc rồi quay trở lại chuyển vào đây, trại Xuân Lộc, Biên Hòa.

        Những chua chát đắng cay, những cơ cực vật chất , những đói rét bốt lạnh
        tê cóng cả chân tay và cả những lúc nén uất hận mỗi lần phải “lên lớp”
        để ngồi nghe; những kẻ tự gọi là cách mạng, tự hãnh diện là những người
        thắng trận - (khi thực sự, trong suốt chiều dài của trận chiến gần một phần
        tư thế kỷ, họ chưa bao giờ có một  chiến nào đáng để được nêu danh).


        Kể cũng khá khôi hài, và nghịch lý (thế giới này có lẽ chỉ xảy ra tại Việt
        Nam), Một nửa đất nước nghèo đói đi hô hào chiến đấu để giải phóng một
        nửa quốc gia giàu có. Và còn tiếu lâm ở chỗ, đến giờ này mấy tên khoa
        bảng miền Nam, và cả mấy “ngài cải tạo” từng được cho ăn khoai mì; vẫn
        can tâm làm đầy tớ tay sai cho đám ngu Bắc bộ phủ.


        Chạy theo tôi là mấy đứa trẻ, chúng bi bô to nhỏ cùng nhau, không lộ vẻ
        gì xa lạ, ngạc nhiên khi nhìn tôi. Người tù nhân vừa xuất trại, chiếc quần
        dài ống cao, ống thấp, nhàu nát kiểu nông dân miền Bắc, mầu xanh đen đã
        biến thành màu xám tro, và rách đôi ba chỗ phía đầu gối. (cũng còn may
        không rách mông, thủng đít). Chiếc áo kiểu polo cụt tay màu vàng, đã ngả
        sang mầu vàng đen cáu bẩn. Chân mang đôi dép cao su cũ loại hai quai
        nhựa, sản xuất tại Chợ Lớn. Đôi dép này do một vị quan năm chung đội
        cho cách đây cũng gần hai năm. Vị quan này vẫn còn đang trong trại giam.
        Giọng nói một đứa bé trai:
               - Ê, tụi bay, ông này đúng là tù cải tạo vừa được tha.
               - Hồi trưa nay, tao đã thấy nhiều ông, như ông này  được ra trại.

        Những căn nhà dân sinh sống, chạy dọc hai bên con đường đất, trải nhựa
        đá lỗn lộn. Xen lẫn các căn nhà mở đủ loại các dịch vụ kinh doanh, nhiều
        nhất là các quán bán nước uống  và thức ăn. (bán cho dân đi thăm tù)
        Có cả quán dựng bảng quảng cáo đề bán món “cầy tơ” Nhìn quán này
        tôi không thể nhịn cười, khi nhớ lại hồi còn ở ngoài miền Bắc,Nghĩa lộ,
        Hoàng Liên Sơn; có một lần tôi đọc được tấm bảng ghi hàng chữ treo trước
        cửa nhà: “hôm nay ở đây, có bán phở chó” Phải chi cái quán “cầy tơ” này
        ghi thêm vào thực đơn món “phở chó” y như miền Bắc thì chắc chắn quán
        này có rất nhiều thực khách (món ăn lạ phát minh tại xứ Vẹm, đi xa hơn
        nữa, không chừng lại nổi tiếng thế giới, vì chưa nước nào có món này)
        Và nếu như quán có bán món “phở chó”, tôi cũng chỉ đứng nhìn, (tù mới
                          Bốn mươi ba mùa xuôi ngược
   209   210   211   212   213   214   215   216   217   218   219