Page 20 - DACSAN70
P. 20
20 Muõ Ñoû 70
khả năng tác chiến..) vô cùng trầm trọng mà cá nhân người lãnh đạo Tổng
Thống Nguyễn Văn Thiệu qua chức vụ Tổng Tư Lệnh Quân Đội phải
hoàn toàn trách nhiệm chứ không ai khác. Những tính toán chính trị và sai
lầm chiến lược, chiến thuật về chiến dịch Hạ Lào đã đưa đến hậu quả tất
nhiên nơi chiến trường với giá máu của vạn quân binh tham chiến. Căn cứ
Ranger North và Ranger South của Biệt Động Quân bị tràn ngập ngày 24/2
bởi lực lượng Trung Đoàn 102/SĐ308; chiều ngày 25/2, Căn Cứ 31 của
Lữ Đoàn 3 Dù thất thủ; với quân số thực tế chỉ gồm hai Đại Đội 33 và 34
(-), Pháo Đội C/TĐ3PB/ND, và thành phần chỉ huy của lữ đoàn phòng thủ
nên không thể nào đương cự đối với những đợt tấn công cấp trung đoàn có
chiến xa yểm trợ, sau khi đã bị tê liệt toàn diện bởi pháo tầm xa cường tập
hủy diệt. Trên chiến trường, nơi Đồi 31 đã xẩy ra thảm kịch.. “Ba phần tư
ngọn đồi (Đồi 31 của Lữ Đoàn 3 Dù; Tiểu Đoàn 3 Dù-Pnn) đã nằm trong
tay địch. Chúng tôi chỉ còn giữ được một phần bộ chỉ huy tiểu đoàn, lữ
đoàn, nhưng không còn ai ở trong những vị trí đó.. Sau khi tái phối trí lực
lượng, chúng tôi được lệnh trực tiếp của tiểu đoàn tổ chức một cuộc phản
kích toàn bộ trên trận tuyến, cố gắng chiếm lại những vị trí đã mất với hy
vọng không quân (Mỹ) sẽ yểm trợ hữu hiệu.. Đợt phản kích không đủ sức
mạnh để đạt hiệu quả mong muốn, và từ dưới chân đồi tràn lên một đợt
sóng biển người và xe tăng..”(18)
Thất bại của các đơn vị (nhảy dù, biệt động quân) trong việc bảo vệ các
căn cứ có những nguyên nhân cụ thể, và ảnh hưởng tương quan.. Hoặc vì
trường hợp một cá nhân: “Vào lúc nầy (15 giờ 20 chiều ngày 25 tháng 2,
1971-Pnn), một phản lực cơ F4 của Hoa Kỳ bị bắn cháy, Toán Điều Không
Tiền Tuyến (FAC) đã phản ứng bằng cách ngưng yểm trợ Đồi 31 để ưu tiên
dồn nỗ lực vào việc cấp cứu phi công”(19); Hoặc đấy là tình hình chung:
“Đêm chót (25/2/1971), Bắc Việt pháo kích liên tục cho đến sáng, (quân
binh Đồi 31) không ngóc lên được. Không quân Hoa Kỳ lại yểm trợ không
hữu hiệu.. Khi chiến xa và bộ binh của Lữ Đoàn 1 Đặc Nhiệm đến nơi thì
Đồi 31 đã mất”(19Bis). Do không biết tình hình đích xác ở Đồi 31, Lữ
Đoàn Trưởng Lê Quang Lưỡng cố gắng lần cuối, dùng hai đại đội của Tiểu
Đoàn 8 do Thiếu Tá Phú, Tiểu đoàn phó chỉ huy cùng một lực lượng thiết
kỵ gồm năm chiến xa M41 và một số thiết vận xa MPC của Thiết Đoàn 17
Kỵ Binh cố đánh giải vây và tiếp viện Căn Cứ 31. Nhưng khi lực lượng
tiếp cứu tới nơi thì phần lớn Đồi 31 đã do lực lượng cộng sản kiểm soát.
Cuộc hành quân giải vây biến thành cuộc hành quân tái chiếm, và trận xa
chiến giữa hai bên diễn ra qua ba đợt trong những ngày từ 25 đến 28 gây
nên tổn thất lớn cho đôi bên cả chiến xa lẫn nhân mạng.
Tiêu diệt xong Căn Cứ 31, lực lượng cộng sản mặt Bắc Đường 9 tập trung
vào Căn Cứ Đồi 30 do Tiểu Đoàn 2 Dù trấn giữ. Với can đảm, khôn ngoan,
và bình tĩnh tuyệt vời, viên sĩ quan Ban 3 Tiểu Đoàn, Đại Úy Trần Công
Kyõ Nieäm Ngaøy Quaân Löïc 19 thaùng 6, 2014
khả năng tác chiến..) vô cùng trầm trọng mà cá nhân người lãnh đạo Tổng
Thống Nguyễn Văn Thiệu qua chức vụ Tổng Tư Lệnh Quân Đội phải
hoàn toàn trách nhiệm chứ không ai khác. Những tính toán chính trị và sai
lầm chiến lược, chiến thuật về chiến dịch Hạ Lào đã đưa đến hậu quả tất
nhiên nơi chiến trường với giá máu của vạn quân binh tham chiến. Căn cứ
Ranger North và Ranger South của Biệt Động Quân bị tràn ngập ngày 24/2
bởi lực lượng Trung Đoàn 102/SĐ308; chiều ngày 25/2, Căn Cứ 31 của
Lữ Đoàn 3 Dù thất thủ; với quân số thực tế chỉ gồm hai Đại Đội 33 và 34
(-), Pháo Đội C/TĐ3PB/ND, và thành phần chỉ huy của lữ đoàn phòng thủ
nên không thể nào đương cự đối với những đợt tấn công cấp trung đoàn có
chiến xa yểm trợ, sau khi đã bị tê liệt toàn diện bởi pháo tầm xa cường tập
hủy diệt. Trên chiến trường, nơi Đồi 31 đã xẩy ra thảm kịch.. “Ba phần tư
ngọn đồi (Đồi 31 của Lữ Đoàn 3 Dù; Tiểu Đoàn 3 Dù-Pnn) đã nằm trong
tay địch. Chúng tôi chỉ còn giữ được một phần bộ chỉ huy tiểu đoàn, lữ
đoàn, nhưng không còn ai ở trong những vị trí đó.. Sau khi tái phối trí lực
lượng, chúng tôi được lệnh trực tiếp của tiểu đoàn tổ chức một cuộc phản
kích toàn bộ trên trận tuyến, cố gắng chiếm lại những vị trí đã mất với hy
vọng không quân (Mỹ) sẽ yểm trợ hữu hiệu.. Đợt phản kích không đủ sức
mạnh để đạt hiệu quả mong muốn, và từ dưới chân đồi tràn lên một đợt
sóng biển người và xe tăng..”(18)
Thất bại của các đơn vị (nhảy dù, biệt động quân) trong việc bảo vệ các
căn cứ có những nguyên nhân cụ thể, và ảnh hưởng tương quan.. Hoặc vì
trường hợp một cá nhân: “Vào lúc nầy (15 giờ 20 chiều ngày 25 tháng 2,
1971-Pnn), một phản lực cơ F4 của Hoa Kỳ bị bắn cháy, Toán Điều Không
Tiền Tuyến (FAC) đã phản ứng bằng cách ngưng yểm trợ Đồi 31 để ưu tiên
dồn nỗ lực vào việc cấp cứu phi công”(19); Hoặc đấy là tình hình chung:
“Đêm chót (25/2/1971), Bắc Việt pháo kích liên tục cho đến sáng, (quân
binh Đồi 31) không ngóc lên được. Không quân Hoa Kỳ lại yểm trợ không
hữu hiệu.. Khi chiến xa và bộ binh của Lữ Đoàn 1 Đặc Nhiệm đến nơi thì
Đồi 31 đã mất”(19Bis). Do không biết tình hình đích xác ở Đồi 31, Lữ
Đoàn Trưởng Lê Quang Lưỡng cố gắng lần cuối, dùng hai đại đội của Tiểu
Đoàn 8 do Thiếu Tá Phú, Tiểu đoàn phó chỉ huy cùng một lực lượng thiết
kỵ gồm năm chiến xa M41 và một số thiết vận xa MPC của Thiết Đoàn 17
Kỵ Binh cố đánh giải vây và tiếp viện Căn Cứ 31. Nhưng khi lực lượng
tiếp cứu tới nơi thì phần lớn Đồi 31 đã do lực lượng cộng sản kiểm soát.
Cuộc hành quân giải vây biến thành cuộc hành quân tái chiếm, và trận xa
chiến giữa hai bên diễn ra qua ba đợt trong những ngày từ 25 đến 28 gây
nên tổn thất lớn cho đôi bên cả chiến xa lẫn nhân mạng.
Tiêu diệt xong Căn Cứ 31, lực lượng cộng sản mặt Bắc Đường 9 tập trung
vào Căn Cứ Đồi 30 do Tiểu Đoàn 2 Dù trấn giữ. Với can đảm, khôn ngoan,
và bình tĩnh tuyệt vời, viên sĩ quan Ban 3 Tiểu Đoàn, Đại Úy Trần Công
Kyõ Nieäm Ngaøy Quaân Löïc 19 thaùng 6, 2014