Page 22 - DACSAN70
P. 22
22 Muõ Ñoû 70
lạc giữa các đơn vị bị phân tán sau những thiệt hại lớn; các chỉ huy trưởng
đơn vị hoặc chết, hoặc bị thương như trường hợp toàn ban chỉ huy của
TĐ1 và TĐ7 Dù đồng bị nạn. Ngày di tản khỏi A Lưới, mọi người đồng có
ý kiến Đại Tá Lưỡng nên dùng đường bộ để được an toàn hơn, nhưng do ý
muốn ở lại với những đơn vị thuộc quyền, nên ông là người cuối cùng lên
trực thăng. Chiếc tàu bị bắn rơi sau năm phút cất cánh, Đại Úy Hồng Thu,
người thân tín (theo ông từ ngày ở Tiểu Đoàn 5) nhảy đè lên che thân Đại
Tá Lưỡng. Chiếc trực thăng Mỹ hộ tống hạ xuống, Thu đẩy ông lên gấp..
(Phải sống với người như thế nào “Lê Lợi 612” mới có người đàn em sẵn
sàng liều thân như thế). Rừng núi Hạ Lào dưới thân máy bay mờ khói đạn.
Mắt người lính kiên cường thoáng mờ màn nước.. “Đích Thân Lê Lợi” hẳn
không khóc cho lần sống sót của bản thân. Ông khóc cho bao người chết
không về. Những người sống cùng ông từ rất lâu.

34-An Lộc, 1972.
Bỗng chốc thị trấn nhỏ về cực đông-nam miền Nam, phần cuối con Đường
13 trở thành địa danh vang dội toàn thế giới... Guernica, Arden, Berlin của
Thế Chiến lần thứ Hai không còn ý nghĩa khi so với thị trấn bề dài 1800
thước và bề ngang từ cửa Phú Lổ đến hàng rào phòng thủ tiểu khu đo đúng
1000 thước. Trên diện tích bé nhỏ này, lại nhỏ hơn nữa của những ngày
“tử thủ”, khi thành phố “co” lại với khoảng 900 thước bề dài còn lại - Một
ô vuông cây số hứng chịu gần 60 ngàn quả đạn, đạn đại bác bắn tập trung
từ mười vị trí trở lên trong 100 ngày vây khốn.
Trong qui ước truyền tin quân đội, chữ A được đánh vần là “Alpha” hay
“Anh Dũng”. An Lộc cũng bắt đầu với chữ A, thế nên chúng tôi gọi “An
Lộc là Anh Dũng” - Tỉnh từ này đã được dùng quá nhiều, đến độ nhàm
chán, nhưng ngoài nó ra không còn một danh từ nào xác thực và đúùng
đắn hơn. Phải, An Lộc là Anh Dũng. Chiến đấu ở An Lộc- Sống ở An Lộc-
Chết ở An Lộc là Anh Dũng. Phẩm tính của người và sự kiện nơi An Lộc
là tỉnh từ giản dị đầy đủ nầy.

Đường 13 chạy từ Ngã Ba Chơn Thành đến An Lộc đo được 30 cây số,
tiếp tục về hướng Bắc thêm 18 cây số nữa là Lộc Ninh, bên kia biên giới là
Snoul, qua Snoul con đường ngã theo hướng Tây-Bắc để tới Kratié, nằm
cạnh bờ Cửu Long. Nép bên bờ trái con sông, đường chạy tiếp về phía
bắc để gặp Stungsteng, vị trí chiến thuật quan trọng của đường giây ông
Hồ từ Bắc vào. Khởi đầu cuộc chiến “Đông Dương lần thứ Hai (1960)”,
những công thần đầu tiên của Trung ương Cục Miền Nam đã lần mò, tìm
kiếm, ráp nối lại con đường.. Bắt đầu từ vùng suối Đá, suối Chà Là, suối
Ma.. Bình Long, Phước Long, băng qua biên giới, đến những “mật khu” đã
vang danh theo chiều rộng thế giới: Lưỡi Câu, Mõ Vẹt. Trong cuộc chiến
Kyõ Nieäm Ngaøy Quaân Löïc 19 thaùng 6, 2014
   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27