Page 240 - DanSan68
P. 240
240 Muõ Ñoû 68
Tây nhớ rất rõ rằng, với những tính năng kỹ thuật thấp hơn so với F – 4
Phantom, MiG 21 vẫn dành được thắng lợi trong các trận không chiến trên
chiến trường Việt Nam). Nên các đánh giá đó hoàn toàn vô nghĩa – Chiếc
J-10 cùng một thế hệ máy bay tương tự như F-16, F-18, “Mirage-2000”,
“Typhoon”, “Grippenom” và MiG-29.
Kết quả của một trận không chiến được xác định đầu tiên, đó là một tình
huống chiến thuật cụ thể, trình độ năng lực và khả năng tác chiến của phi
công, khả năng điều hành tác chiến của bộ máy chỉ huy và số lượng cũng
như phương thức tiến hành tác chiến. Cũng cần phải nhận xét rằng, nếu
quân số phi công của Không quân Mỹ và Nga giảm xuống thì quân số phi
công của Trung Quốc lại tăng lên, đồng thời, các máy bay tiêm kích của
Trung Quốc cũng mới hơn rất nhiều so với Nga và Mỹ. Còn nếu so sánh
với lực lượng Không quân Đài Loan, con số hoàn toàn vượt trội cả về chất
lượng lẫn số lượng. Trong tất cả các đối thủ tiềm năng trên chiến trường
châu Á – Thái Bình Dương, chỉ có Ấn Độ phát triển lực lượng không quân,
nhưng lại thấp hơn Trung Quốc về số lượng và năng lực sản xuất công
nghiệp.
Vấn đề lớn nhất còn tồn tại của Không quân Trung Quốc là trong lĩnh vực
máy bay cường kích. Nguyên mẫu Н-6 trong vai trò phương tiện mang tên
lửa hành trình phóng từ trên không hầu như không thay đổi do cấu trúc cổ
điển của máy bay. Đồng thời máy bay ném bom Q-5 cũng đã lỗi thời, các
biến thể nâng cấp của nó với các trang thiết bị điện tử từ phương Tây cũng
chỉ phù hợp với những nước phát triển. Nói chung, sự thiếu hụt các máy
bay cường kích được bổ xung bằng tăng cường số lượng tên lửa tầm gần
và tên lửa cấp chiến thuật, đồng thời người Trung Quốc tăng cường phát
triển các máy bay không người lái (WJ-600, CH-3, “Ilong”, v.v..) đồng
thời biên chế vào lực lượng không quân và không quân hải quân máy bay
ném bom JH-7.
Hiện đã được biên chế khoảng 200 máy bay ném bom, biên chế đều cho
không Quân và hải quân, công nghiệp quốc phòng Trung Quốc sẽ xuất
xưởng khoảng từ 300 – 400 máy bay. Một hướng phát triển khác máy bay
cường kích là sản xuất các máy bay đa nhiệm Su-30, phiên bản copy là
J-16, kế hoạch được đề ra là sẽ xuất xưởng khoảng 100 chiếc Su-30 (76
chiếc được biên chế cho Không quân, 24 chiếc sẽ được biên chế cho lực
lượng hải quân, đáp ứng yêu cầu cho tầu sân bay. Trong tương lai, J-16 sẽ
đóng vai trò máy bay cường kích đánh chặn đa nhiệm trên các tầu sân bay
của Trung Quốc.

Đòn tấn công chớp nhoáng vào Nga?

Vũ khí truyền thống có sức mạnh lớn nhất của pháo binh PLA là các tổ

Giả từ Denver
   235   236   237   238   239   240   241   242   243   244   245