Page 242 - DanSan68
P. 242
242 Muõ Ñoû 68
Nga (nhưng vẫn nằm trong lãnh thổ Trung Quốc), MRLS có thể phóng
đạn tấn công tiêu diệt các đơn vị của quân đội Nga và các căn cứ không
quân trong khu vực Chita và các khu công nghiệp chiến lược thuộc vùng
Komsomolsk-on-Amur.
Đan rockets WS-2D có kích thước tương đối nhỏ, khó nhận biết, được
phóng với vận tốc siêu âm, thời gian bay trên tầm bắn xa nhất cũng không
quá 5 phút. Hệ thống phòng không hiện đại của Liên bang Nga không
những không thể tiêu diệt được, mà ngay cả phát hiện mục tiêu cũng hoàn
toàn không kịp thời gian. Đồng thời cũng không thể phát hiện được lúc
nào các hệ thống pháo phản lực được triển khai, do lực lượng tên lửa của
đối phương sẽ triển khai trên lãnh thổ Trung Quốc, và các phương tiện
mang của chúng hoàn toàn giống các xe tải siều trường siêu trọng thông
thường.
Đây thực sự là hệ thống vũ khí tấn công, hoàn toàn không mang tính
chất phòng ngự. Hệ thống tên lửa này trên thực tế còn nguy hiểm hơn
Tomahawk của Mỹ, do tên lửa hành trình Tomahawk có tầm bắn xa hơn
rất nhiều, nhưng tốc độ bay của chúng là cận âm, do đó, để tấn công bất
cứ một mục tiêu nào sâu trong nội địa với khoảng cách xa nhât, tên lửa
tomahawk cần phải bay không chỉ là 5 phút, mà là 2 giờ. Đồng thời các
phương tiện mang của loại vũ khí này (tàu tuần dương và tàu sân bay)
không thể ngụy trang được. Loại vũ khí tương tự như hệ thống pháo phản
lực WS-2D trên thế giới, ngay cả với khối quân sự Bắc Đại Tây Dương,
hoàn toàn không có.
Đến giai đoạn hiện nay, với vũ khí, trang thiết bị và lực lượng vũ trang,
Trung Quốc đã có được khả năng giáng một đòn tấn công chớp nhoáng,
trong thời gian ngắn tiêu diệt hoàn toàn vũ khí trang bị hạng nặng, cơ sở
vật chất hậu cần kỹ thuật của lực lượng quân đội liên bang Nga thuộc quân
khu Viễn Đông (ngoại trừ lực lượng đóng tại Buryatia). Sau đó có thể dễ
dàng lấn chiếm các khu vực lãnh thổ nước Nga và biến khu vực này thành
vùng tranh chấp.
Tất nhiên, liên bang Nga có thể hy vọng vào lực lượng vũ khí hạt nhân
chiến lược. Nhưng chính quyền Bắc Kinh có thể cho Kremlin bằng một
cách nào đó biết được thực tế số lượng vũ khí hạt nhân mà Trung Quốc
đang sở hữu, chứ không phải những con số được nghĩ ra ở Stockholm hay
London. Như vậy, nước Nga khó có thể giáng trả một đòn hạt nhân phản
kích, nếu nghĩ về số lượng đầu đạn mà Trung Quốc có thể đáp trả. Đồng
thời, chính quyền Trung Quốc cũng có thể nghĩ ra được giải pháp theo
những gì mà họ đã nói ở nhiều nơi, coi như một sự đã rồi.

‘Dạy một bài học’ cho ai?



Giả từ Denver
   237   238   239   240   241   242   243   244   245   246   247