Page 243 - DanSan68
P. 243
Muõ Ñoû 68 243

Từ những thống kê mang tính phỏng đoán, có thể nhận thấy rằng, Trung
Quốc ngày này thực sự là một lực lượng quân sự rất mạng, và họ luôn có
những tham vọng lớn lao. Tổng kết những cuộc xung đột vũ trang và chiến
tranh biên giới tới này, hầu như chưa bao giờ Trung Quốc tiến hành một vụ
lấn chiến hoặc khiêu khích biên giới có giới hạn. Và họ sẵn sàng mở rộng
các xung đột đó nhằm đạt được mục đích của mình. Tất cả những lập luận
về vũ khí Trung Quốc có điểm yếu, kỹ thuật và công nghệ chưa đạt đến
tầm của nền công nghệ Phương Tây và Liên bang Nga không sai.
Nhưng tất cả điều đó đều hoàn toàn không có ý nghĩa với một cuộc xung
đột lên tới hàng trăm nghìn quân và hàng chục nghìn phương tiện chiến
tranh hiện đại. Sự bùng nổ xung đột có thể diễn ra từ một xung đột biên
giới hoặc trên biển, đòn “trừng phạt- theo cách nói của Bắc Kinh” sẽ là của
các tập đoàn quân PLA dưới sự yểm trợ của vũ khí thông thường như pháo
phản lực, máy bay chiến đấu, pháo binh các cỡ nòng mà số lượng lên tới
hàng chục nghìn đơn vị, đồng thời với sự tham chiến của nhiều nghìn xe
tăng, xe thiết giáp hiện đại mà PLA sở hữu.
Chúng ta sẽ không trông đợi một cuộc chiến tranh quy ước với những
xung đột rõ ràng. Mục đích phát triển lực lượng vũ trang của Trung Quốc
phải hiểu là gì? Mục tiêu phát triển của Trung Quốc trong tương lai? Trung
Quốc, như một sự phát triển tất yếu, đang nỗ lực trở thành một siêu cường
duy nhất có khả năng lãnh đạo thế giới, cần có quyền kiểm soát các nguồn
tài nguyên trên thế giới và các vùng đất rộng lớn. Trung Quốc không đòi
hỏi các vùng đất cận biên giới phải trở thành tiểu bang của họ, mà là kiểm
soát và quản lý các vùng đất đó. Điều đó cũng có nghĩa là, đối phương chỉ
phụ thuộc mà không thuộc địa… vì trên bản đồ thế giới, đường biên giới
vẫn tồn tại như đã từng tồn tại.
Thực tế hiện nay cho thấy, những nỗ lực cố gắng im lặng của các nhà lãnh
đạo của chúng ta cũng như các chuyên gia kinh tế, chính trị, quân sự trước
những sự thật rõ ràng về nguy cơ xâm hại lợi ích quốc gia và đang đi theo
hướng hết nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, lo ngại trước sự tức giận
của Bắc Kinh. Với một niềm tin là cố gắng không tạo ra một cơ sở nào để
Trung Quốc có thế có ý đồ gây chiến, tiến hành một cuộc chiến tranh xâm
lược theo hình thức “dạy cho một bài học”. Vấn đề ở chỗ ai sẽ là người
tiếp theo?
Trong suốt chiều dài lịch sử của Trung Quốc tính từ khi hình thành nhà
nước. Trong mọi tình huống xảy ra trên trường thế giới, các lãnh đạo Bắc
Kinh luôn thể hiện bản chất thực tế rất cao. Chính vì vậy, có cơ sở vững
chắc cho quan điểm, nếu đưa vấn đề nguy cơ xâm hại lợi ích quốc gia và
chủ quyền lãnh thổ từ phía Trung Quốc để nghiên cứu giải pháp đối phó
không chỉ ở cấp độ các chuyên gia, mà trên cấp độ của các nhà lãnh đạo,
đồng thời một số giải pháp được đưa vào áp dụng trong các chính sách

Giả từ Denver
   238   239   240   241   242   243   244   245   246   247   248