Page 35 - MuDo67
P. 35
Nghĩa là: Dòng nước nhỏ từ lỗ chân trâu ra thì không có (khổng) mạnh
mẽ.Câu này khó quá chưa ai đối được cả!
Đã nhắc tới Bảng Nhỡn Lê Quý Đôn (tục danh Lê Danh Phương), tự
là Doãn Hậu, hiệu là Quế Đường, sinh ra trong niên hiệu Bảo Thái thứ
7 (1726), đời vua Lê Dụ Tông, thời chúa Trịnh Cương ở xã Diên Hà,
tỉnh Sơn Nam (nay là tỉnh Thái Bình), con của ông Lê Phú Thứ và bà họ
Trương. Thân sinh đã từng đỗ Tiến sĩ năm 1724 và làm quan đến chức
Hình Bộ Thượng Thư. Thuở bé Lê Danh Phương đã nổi tiếng thần đồng
về trí thông minh và óc nhớ dai: Hai tuổi đã biết đọc chữ “Hữu” là có, và
“Vô” là không. Năm tuổi đã đọc nhiều thiên trong Kinh Thi. Mười một
tuổi đã học Sử (Sử Ký của Tư Mã Thiên, Bắc Sử, Nam Sử v.v...), học thuộc
lòng tám chín chục trang, đồng thời học luôn cả Kinh Dịch. Mười bốn tuổi
học hết Ngũ Kinh, Tứ Thư, sử truyện và sách vở của Bách Gia Chư Tử,
mỗi ngày có thể cảm tác mười bài phú mà không cần viết nháp.
Ngọc Rắn Trong Nhân Gian
Người ta thường nói về Nọc Rắn của loài rắn độc, ít ai nói tới Ngọc Rắn.
Đây là một câu chuyện có thực ở nước ta. Chúng ta hãy trở về Đèo Hải
Vân thời tiền chiến, để nghe một người ở địa phương kể như sau:
Thời đó người ta đang xây con đường xe lửa Xuyên Đông Dương, gọi là
Transindochinois. Thật ra là Xuyên Việt, vì nước mình rộng lớn và quan
trọng, tiêu biểu cho cả hai nước Lào Miên. Chặng đường thứ nhất: từ Hà
Nội tới Vinh, chặng đường thứ hai: từ Vinh tới Huế, chặng thứ ba từ Huế
vào Đà Nẵng. Chặng này công phu và khó khăn nhất, vì núi non hiểm
trở. Đà Nẵng ngày xưa mang tên Thạc Gián, tên làng xã chính của thị xã.
Thạc Gián viết nhầm và đọc nhầm là Tu Gián, vì hai chữ Thạc và Tu viết
gần như giống nhau. Từ đó, qua sự vụng về và biên chép của các người
biên chép và thông ngôn thời Pháp xâm chiếm nước Nam, mà địa danh
viết nhầm là Tu Gián đã trở thành Tourane. Còn địa danh Đà Nẵng thì bắt
nguồn từ chữ Đà, một thổ âm có nghĩa là Sông, suối. Ví dụ: Đà Rằng ở
Phú Yên, Đà Lạt ở cao nguyên. Suối của bộ lạc Lạt Tiếng Chiêm Thành là
Ea (Da), cũng có nghĩa là sông là nước. Ví dụ như Ea Trang (Nha Trang)
là con sông tre, con sông trên bờ có mọc nhiều tre (Krưm), chữ Krưm đọc
trại thành Trang.
Trở lại vùng Đà Nẵng, ta lấy quốc lộ 1, trèo đèo Hải Vân quan, đi xuống
làng An Cư (Lăng Cô), đi ngang qua Truồi, lần tới Phú Bài, Thần Phù, Dạ
Lê, Thanh Thủy, An Cựu, rồi tới Huế, đường dài 110 cây số, đúng 1 độ
(degré) của Bắc Vĩ tuyến. Đường này quanh co, lúc làm đường xe lửa, phải
đục tới ba bốn cái hầm trong núi cao, trong đó có hai cái hầm dài và hiểm
trở nhất là Hầm Sen và Hầm Chuối.