Page 34 - MuDo67
P. 34


chém (con rắn bị đứt làm hai khúc, chết liền).
Bà Đoàn Thị Điểm nhanh trí, cũng dùng một câu trong Sử Ký đời vua Ng-
hiêu Thuấn, nói về ông Vũ (tức là vua Hạ Vũ, sau này nối ngôi vua Thuấn),
để đối lại như sau:
Hoàng Long phụ châu, Vũ ngưỡng thiên nhi
thán viết
Nghĩa là: Con Rồng vàng đội chiếc thuyền, ông
Vũ nhìn trời mà than!
Cũng trong Văn học sử của ta, Lê Quý Đôn
(1726-1784) đã sáng tác một bài thơ thất ngôn
bát cú trong một trường hợp khá ly kỳ như sau:
Thuở nhỏ, cậu bé Lê Danh Phương (tên đầu
tiên của Lê Quý Đôn) rất cứng đầu (rắn đầu)
và biếng học. Cha Phương quở trách, ông phải
làm một bài thơ “Rắn Đầu” để tạ tội, với điều
kiện mỗi câu trong bài bát cú phải có một tên
rắn. Phương vâng lời và đọc ngay như một thần
đồng:
Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà
Rắn đầu biếng học, chẳng ai tha
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ,
Nay thét mai gầm rát cổ cha.
Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối,
Lằn lưng cam chịu vết roi tra.
Từ nay Trâu Lỗ chăm nghề học.
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia.
Đặc điểm của bài thơ này là: nếu ta bỏ hai chữ ở đầu mỗi câu, ta sẽ được
một bài Ngũ ngôn bát cú:
Liu điu vẫn giống nhà
Biếng học, chẳng ai tha
Hổ lửa đau lòng mẹ,
Mai gầm rát cổ cha.
Chỉ quen tuồng nói dối,
Cam chịu vết roi tra.
Trâu Lỗ chăm nghề học.
Mang danh tiếng thế gia.
Xin lưu ý: Nước Lỗ là quê quán Đức Khổng Tử mà thiên hạ gọi là Vạn Thế
Sư Biểu, hay là Sinh Dân Vị Hữu, nghĩa là từ khi có loài người thì chưa có
ai (bằng ông ta)! Còn nước Trâu là quê hương của Thầy Mạnh Tử. Tôi còn
nhớ một câu xướng độc đáo:
Nước lỗ trâu chảy ra Khổng Mạnh
   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39