Page 33 - MuDo67
P. 33


truy phục chức cho Nguyễn Trãi, tức Lê Trãi, con cháu ông được tìm kiếm
và đưa ra làm quan, lại cấp tư điền để con cháu lo việc tế tự hàng năm (1).
Sở dĩ vua Lê Thánh Tông đã duyệt lại bản án là vì vợ nhà vua tên
Nguyễn Thị Hằng (1445-1505) là cháu gái 4 đời của bà Châu Thị, vợ
nhất của Nguyễn Trãi, đã trốn thoát được bản án tru di tam tộc 1442, chạy
vào Nam Hà ẩn náu và sinh sống. Bà Châu Thị đem theo được nhiều con,
trong đó có Nguyễn Công Duẫn, rồi Duẫn sinh ra Nguyễn Đức Trung, rồi
Trung sinh ra Nguyễn Văn Lãng, Lãng sinh ra Nguyễn Hoằng Dụ, Dụ
sinh ra Nguyễn Hoằng Kim, tức là Nguyễn Kim (1500-1545), Kim sinh
ra Nguyễn Hoàng (1525-1613), tức là chúa Tiên, chúa đầu tiên của nhà
Nguyễn.
Như thế, Nguyễn Kim là hậu duệ của Nguyễn Trãi. Còn hơn thế nữa,
ông tổ xa xưa của Nguyễn Trãi lẫn Nguyễn Kim là Nguyễn Bặc, khai quốc
công thần đời nhà Đinh và nhà Lý, từ thế kỷ XI. Ngoài ra gia phả của
Nguyễn Du, tác giả Kim Vân Kiều, cũng ghi dòng họ lên tới Nguyễn Bặc.
Gần đây hơn trong lịch sử cận đại, tiểu sử của đại thần Nguyễn Hữu Độ,
Kinh lược Bắc Kỳ, cũng có ghi là hậu duệ của Nguyễn Trãi. Chúng tôi căn
cứ trên hai tài liệu sau đây:
1.Quyển Chrestomathie Annamite (Quảng Tập Viêm Văn) của Edmond
Nordemann (Ngô Đề Mân), ấn hành ở Hà Nội năm 1898, trang 26-27.
2.Bài Les Familles Illustres de l’ Annam: S.E.Nguyễn Hữu Độ của L.Sogny,
đăng trong Bulletin des Amis du Vieux Hue, năm 1924, trang 169-204.
Còn như sự kiện Nguyễn Du thuộc dòng họ Nguyễn Trãi thì các nhà văn
học sử Dương Bá Cung, Lê Thước, Bùi Văn Nguyên, căn cứ trên nhiều
bổn gia phả họ Nguyễn ở miền Bắc và miền Trung, đã xác nhận nhiều sự
trùng hợp, mà nhà báo Cô Thần đã đúc kết và nêu lên trong báo Tự Do số
1056, ấn hành ở Sài Gòn ngày 22.11.1960, trang đầu: Công việc tra cứu
của cụ Lê Thước cho biết Nguyễn Trãi và Nguyễn Du cùng một dòng họ
và chung một ông tổ. Ông tổ này là Nguyễn Bặc, mà vua Bảo Đại cũng có
nhận là ông tổ của mình, trong quyển sách “Le Dragon d’ Annam”, Edi-
tions Plon, Paris 1980, trang 36-37.

Rắn Trong Văn Học Sử Việt Nam
Trong văn học sử của ta, mà cũng có liên hệ sử Tàu, chúng ta còn nhớ
giai thoại bà Đoàn Thị Điểm (sinh năm Ất Dậu 1705, mà người ta cho là
tác giả Chinh Phụ Ngâm, mà cũng có người cho là của Phan Huy Ích) đã
đối đáp tài tình với ông anh là Đoàn Doãn Luân. Một hôm ông này muốn
thử tài cô em gái, bèn lấy một câu chữ trong Sử Ký của Tư Mã Thiên nói
về Lưu Bang (Hán Cao Tổ) làm đề tài để cho bà đối đáp. Câu ấy như sau:
Bạch xà đương đạo, Quý bạt kiếm nhi trảm chi
Nghĩa là con rắn trắng đón đường, ông Quý (Lưu Bang) liền rút gươm ra
   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38