Page 38 - MuDo67
P. 38


vĩ) mà cũng đã dài lắm rồi. Lại có người trong thấy con thuồng luồng
Loài Bò Sát Trong Thần Thoại Việt Nam
Ngoài những con rắn ta thường trông thấy trên đất liền, thường có
giống Thuồng Luồng dài năm bảy chục thước, chuyên sống nơi biển lớn,
hồ rộng. Hồi đầu thế kỷ, có nhiều thủy thủ đã trông thấy thuồng luồng nơi
xuất hiện vài phen nơi hồ Lock Ness, bên xứ Scotland. Con quái vật này
(le monstre de Lock Ness) trải qua nhiều thế kỷ, đã làm cho người ta mất
khá nhiều thời giờ để rình ngó, nó cũng làm cho văn nhân, sử gia tốn công
viết lách tìm tòi.
Riêng về dân tộc chúng ta vốn thuộc loài Giao Chỉ. Danh từ kép nầy có
nhiều nghĩa: Ngón chân cái tách ra, lúc đứng xếp chân gần nhau thì thấy
hai ngón chân cái giao đầu với nhau. Lại thêm một nghĩa nữa là: Bờ nuớc
có thuồng luồng, cá sấu, loại sauriens như dinosaur, plésiosaures, diploc-
docus v.v... thời tiền sử sinh sống. Đó là hai ý nghĩa chính, còn nhiều cách
giải thích khác nữa không thể nói hết được. Ngày xưa, giao long và thuồng
luồng tranh nhau mà sống khắp sông hồ và duyên hải Nam Hoa và Bắc
Việt. Do đó mà Hàn Dũ đời Đường (768-823) và Hàn Thuyên đời Trần
Thái Tông (1225-1257) đã được lệnh nhà vua làm bài văn tế cá sấu, để đập
đuổi cá sấu đang nhiễu hại dân chài lưới, đi ra khỏi sông Phú Lương, tức là
sông Hồng Hà ngày nay. Theo nhà văn Roger Caillois, con rồng phát xuất
từ con Giao Long mà ông dịch là Alligator, một giống bò sát (reptile) có
nhiều liên hệ với nước mây mưa gió. Ắt hẳn con Giao Long là vật tổ của
người Giao Chỉ, một sắc dân sống miền duyên hải, chuyên sống về nghề
chài lưới và có tục lệ xâm mình, vẽ hình rồng rắn, khiến cho giống thuồng
luồng, cá sấu phải nể nang khiếp sợ mà tránh né, hoặc được xem như là
đồng loại để đừng giết hại lẫn nhau.
Tục lệ xâm mình này đã có từ ngàn xưa vì sách Sử Ký của Tư Mã
Thiên đời Hán đã từng ghi “Tiễn phát, văn thân, thác ti, tả nhậm”: Cắt tóc
ngắn, vẽ mình, vòng tay (cung kính), cài nút áo phía trái. Ấy là bốn đặc
tính của dân Việt Giao Chỉ. Tục lệ đã chấm dứt đời vua Trần Anh Tông
(1293-1314) anh ruột Công chúa Huyền Trân, và cũng là người đầu tiên
đã dám cãi lệnh vua cha, nhất định không chịu xâm mình. Đó là một ông
vua có óc tiến bộ, đã dám quên gốc chài lưới của tổ tiên, để mạnh dạn tiến
vào thời kỳ nông nghiệp phồn thịnh của dân ta. Hơn nữa, việc cống hiến
ngọc trai, san hô (coral) cho vua Tàu không còn ràng buộcchặt chẽ như
xưa, và từ đó dân chài của ta không còn phải lặn lội dưới biển sâu để mò
trai kiếm ngọc.

có ngọc! Hầu hết rồng rắn dị hình, dị tướng, đều mang nặng tính chất kỳ bí
và thần thoại, do óc quan sát tinh vi và trí tưởng phong phú của loài người.
   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43