Page 31 - MuDo67
P. 31


60 năm, tức là một thế kỷ của Lịch đại Á Đông. Chu kỳ 60 năm này, người
Tây phương gọi là Cycle sexagésimal. Chu kỳ này luôn luôn khởi đầu với
năm Giáp Tý, cho nên quyển lịch chính thức của ta, được gọi là Hoàng
Việt Giáp Tý Niên Biểu, do cụ Nguyễn Bá Trác, Quan Lộc Tự Khanh, Tá
Lý Bộ Học (Huế) biên soạn, và do Bộ Học ấn hành năm Khải Định thập
niên, tam nguyệt nhựt (1925).


Nếu đại chu kỳ là 60 năm, thì tiểu chu kỳ là 12 năm, khởi đầu với năm
Tý, mà biểu tượng là Chuột. Chu kỳ này, Tây Phương gọi là Cycle duodé-
naire. Trong một đại chu kỳ 60 năm, có năm tiểu chu kỳ 12 năm (12 x 5 =
60), biết rằng 60 là tối thiểu bội số chung của 10 và 12 (10 là phần Giáp
(Thập can), còn 12 là phần Tý (Thập nhị chi).
Những Điều Nên Biết Về Loài Rắn
Nói tới loài Rắn, chúng ta phải chia ra hai loại: rắn hiền và rắn dữ. Cả hai
đều thuộc ngành Bò sát (Raptiles), họ Ophidiens. Rắn hiền như rắn nước,
rắn học trò... bơi lội thong thả nơi hồ ao, kiếm ăn tôm cá, ếch nhái. Loại
rắn này dễ lầm lẫn với giống lươn (anguille), mà chúng ta tìm thấy trong
câu đối lạ lùng, lửng lơ và lắt léo sau đây:
Le lội lung lăng lay lá lách
Lươn lo lòn lỏi lọt lùm lau.
Trong loài rắn dữ, tức là rắn độc, chúng ta không khỏi rùng mình khi
nhắc tới: rắn hổ mà Tây phương gọi là Cobra, Naja tripudians, rắn hổ
mang mà họ gọi là Bongare, Bungarus fasciatus, rắn lục mà họ gọi là
Serpent vert, Serpent bananier, Trimeresurus, rắn đẻn mà họ gọi là Vipere
lachesis... Nhưng mà con rắn dễ sợ và nguy hiểm nhất, dài tới 4 thước, là
con Ophiophagus elaps, hay là Naja hamadryas, sinh sản khá nhiều bên Ấn
Độ. Rắn này có khả năng rượt theo người để cắn chết. Nhà văn Maurice
Maindron có nói tới giống rắn này trong quyển tiểu thuyết La Gardienne
de I’ Idole Noire. Tuy thế, cũng con rắn đó đã tự ý quấn thân nhiều vòng,
để làm thành một cái bệ cao, chịu cho Đức Phật an tọa lên trên, mà tham
thiền nhập định, tránh cho Ngài khỏi bị bệnh tê thấp và đồng thời tỏ ra sự
quy thuận hoàn toàn đối với thần lực vô lường của Ngài.


Rắn Trong Lịch Sử Việt Nam
Trong lịch sử ta có biết bao nhiêu là truyện rắn. Chúng ta chỉ nhắc lại
một truyện điển hình nhất là Thị Lộ mà người đương thời cho là hiện thân
của loài rắn độc, có thể toát lược như sau:
Năm Nhâm Tuất (1442), vua Lê Thái Tông (con vua Lê Lợi) đi tuần du
phương đông, duyệt võ ở Chí Linh. Nguyễn Trãi lúc bấy giờ đã về trí sĩ
tại Côn Sơn, bèn ra nghênh tiếp xa giá nhà vua. Lê Thái Tông bèn đến
viếng chùa Côn Sơn là nơi có ẩn am của Nguyễn Trãi. Nhìn thấy tì thiếp
   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36