Page 27 - MuDo67
P. 27


trong lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung, phó giáo sư-tiến sĩ sử học Hà
Minh Hồng, trưởng Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và
Nhân văn Thành Phố Hồ Chí Minh cho rằng :
“ Đối với lịch sử thời Bắc Thuộc nói riêng, thì ta thấy khởi nghĩa Hai Bà
Trưng năm 40 nổ ra và thắng lợi mới chỉ kết thúc hơn một thế kỷ đầu của
thời kỳ Bắc Thuộc, tức từ năm 179 TCN cho đến năm 40 mà thôi. Nhưng
thắng lợi này có vai trò mở đường cho 10 thế kỷ sau đó, tức từ thế kỷ thứ
Nhất đến thế kỷ thứ Mười. Dân tộc Việt Nam liên tục nổi dậy khởi nghĩa,
cho đến khi giành được quyền làm chủ và thoát hẳn ra khỏi chế độ Bắc
Thuộc ấy “.
Hơn 1 000 năm, từ năm 179 TCN cho đến năm 907, các đế chế phương
Bắc muốn áp đặt một chế độ cai trị áp bức, và hơn thế nữa, họ thực hiện
một sự thủ tiêu nền văn hóa Văn Lang-Âu Lạc, đồng hóa văn hóa dân tộc,
xóa bỏ quốc gia dân tộc này như là họ từng xóa bỏ Bách Việt vậy. Nhưng
người Việt từ Hai Bà Trưng và sau Hai Bà Trưng đã dùng biện pháp bạo
lực để chống lại bạo lực, chống lại ách đô hộ ngoại bang, chống lại đồng
hóa, kết hợp với nhiều biện pháp khác để mà chống lại sự đô hộ tàn bạo
của phương Bắc. Có vậy thì mới kết thúc được chế độ Bắc Thuộc, chứng
tỏ là đất Việt, người Việt đến đầu Công Nguyên đã hoàn toàn đủ sức để
dựng nghiệp bá vương không thua gì phương Bắc.
Chống ngoại xâm là một trong những dòng chảy mạnh mẽ nhất của suối
nguồn lịch sử dân tộc

Còn trong lịch sử dân tộc hàng ngàn năm, tính từ thời Hùng Vương,
chúng ta thấy rằng, chống ngoại xâm là một trong những dòng chảy mạnh
mẽ nhất của suối nguồn lịch sử dân tộc. Trong dòng chảy mạnh mẽ ấy có
mặt mọi người Việt, và trong cái mọi người Việt ấy có cả những phụ nữ
chân yếu tay mềm dám đứng lên làm nữ tướng. Trưng Trắc và Trưng Nhị
là những nữ tướng mở đầu cho những nữ tướng Việt. Từ đầu Công Nguyên
thì những nữ tướng này đã quyết tâm đền nợ nước trả thù nhà. Về sau thì
còn có những nữ tướng khác như Bà Triệu thế kỷ 3, Bùi Thị Xuân thế kỷ
18… Tất cả đều vì lý lẽ đền nợ nước trả thù nhà cả.

Hai Bà Trưng là hình ảnh thật chứ không phải là hình tượng văn học. Bà
Triệu, Bùi Thị Xuân… cũng là những hình ảnh thực như thế. Những hình
ảnh thực ấy của các nữ tướng lại có tính tượng trưng cho các giới trong xã
hội-quốc gia, biểu tượng cho tinh thần của cả dân tộc, buộc phải đứng lên
chống ngoại xâm, chống ách đô hộ tàn bạo của ngoại bang. Họ không phải
là không biết phận chân yếu tay mềm, nhưng họ đã tỏ rõ cho tất cả mọi
người thấy được một lẽ tự nhiên là, dù chân yếu tay mềm cũng có thể làm
được việc lớn là đền nợ nước trả thù nhà. Họ đã làm được, cùng với các
   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32