Page 25 - MuDo67
P. 25
Sách lại bị Tô Định giết. Thù càng thêm sâu, hận càng thêm lớn, bởi vậy
họ chiến đấu càng anh dũng và thiện chiến, và đã đạt được thắng lợi khi
giành được độc lập cho dân tộc ngót 3 năm.
Như vậy ta hiểu rằng, nếu Thi Sách không bị giết thì cuộc khởi nghĩa
sớm muộn gì cũng vẫn nổ ra, việc Tô Định giết Thi Sách đã thúc đẩy cuộc
khởi nghĩa tiến gấp mà thôi và khiến cho lòng thù hận của người Việt càng
lớn, đến mức mà dù thua thiệt mọi bề so với kẻ thù nhưng quân Hai Bà
Trưng vẫn giành được chiến thắng.
Ngoài ra, nên nhớ rằng, nếu lòng người không thù ghét Tô Định và phản
đối sự đô hộ của nhà Hán, và nếu sự thù ghét không lớn, thì ai lại có thể
vì cuộc báo thù của một cá nhân mà nổi lên như giông bão như vậy? Dân
Giao Chỉ, Cửu Chân nổi lên ủng hộ Hai Bà Trưng thì còn có thể cho rằng
họ làm thế vì họ là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp của quí tộc quận
Giao Chỉ, chứ còn dân Nhật Nam, Hợp Phố là những dân ở xa ảnh hưởng
của quý tộc Giao Chỉ mà còn nổi lên ủng hộ Hai Bà Trưng, đủ thấy mục
tiêu của họ không phải để giúp một người trả thù cá nhân, mà là vì nghĩa
lớn của dân tộc.
Tóm lại, khi mà toàn dân nổi lên chiến đấu thì cuộc chiến đấu phải là vì
nghĩa lớn của cả dân tộc, chứ không bao giờ vì quyền lợi của một cá nhân,
dù cá nhân đó có nhiều uy vọng đến đâu !
Hào khí nhất trời, danh truyền thanh sử !
Đọc kỹ Đại Nam quốc sử diễn ca ta thấy có đoạn:
“ Đến như Tô Định là người chí hung.
Bà Trưng quê ở châu Phong,
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên.
Chị em nặng một lời nguyền,
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân.”
Theo đó ta thấy rằng, nguyên nhân khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là “Giận
người tham bạo thù chồng chẳng quên”, tức có hai nguyên nhân: “Giận
người tham bạo” và “Thù chồng ”. Trong hai nguyên nhân đó, ta lại thấy
việc “Giận người tham bạo” được đặt trước “Thù chồng”, tức “việc nước
trước việc nhà”. Tức đánh đuổi kẻ cai trị bạo ngược đúng như mục đích
mà vợ chồng Trưng Trắc đồng lòng đặt ra cho cuộc khởi nghĩa, nhưng khi
chồng bà bị giết, thì ngọn lửa thù hận càng trở nên mãnh liệt hơn.
Thiên Nam Ngữ Lục ghi rằng, trước khi xuất binh đánh Tô Định Trưng
Trắc đã đăng đàn khấn thiên địa như sau :
“ Tôi là con gái phụ nhân,
Thời loạn ơn chúng lập thân trợ đời “
Qua lời tế cáo trời đất trên ta thấy rõ ràng cái chí của bà Trưng là « Trợ đời
», giúp nước trong thời loạn. Ta thấy toát lên một hào khí anh hùng nào