Page 23 - MuDo67
P. 23


kỷ 14 thì lại chép là 60 thành, Việt Sử Tiêu Án của Ngô Thời Sĩ hồi thế kỷ
18 ghi là 50 thành.
Tên họ của Trưng Trắc cũng có điểm cần khảo cứu thêm. Đại Việt Sử
Lược chép: “Có Trưng Trắc người huyện Mê Linh (làng Hạ Lôi, huyện
Yên Lãng, tỉnh Phúc Yên) là con gái của quan Lạc tướng”. Đại Việt Sử ký
Toàn Thư thì ghi : “Tên húy là Trắc, họ Trưng. Nguyên là họ Lạc, con gái
của Lạc tướng huyện Mê Linh, Phong Châu, vợ của Thi Sách ở huyện Chu
Diên”. Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục thì chép: “Vương
vốn họ Lạc, lại có một tên họ nữa là Trưng. Là con gái quan lạc tướng
huyện Mê Linh”. Hay như Thi Sách, thì đa số sách chép họThi tên Sách,
nhưng cũng có sách cho rằng tên ông là Thi. Sử gia Phạm Văn Sơn trong
cuốn Việt Sử Toàn Thư còn cho rằng Thi Sách tên đầy đủ là Đặng Thi
Sách, tức cho rằng ông mang họ Đặng.

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Vì nhà hay vì nước?
Bàn về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, có một chi tiết tối trọng cần làm rõ,
nếu không thì ất hẳn ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa này ít nhiều sẽ bị giảm
sút. Chi tiết đó là: Nguyên nhân khởi nghĩa là gì: Vì thù nhà hay nợ nước?
Sách Đại Việt sử Ký Toàn Thư nhà Hậu Lê chép về nguyên nhân khởi
nghĩa của Trưng Trắc như sau: “Xưa kia chồng bà Trắc bị Tô Định giết
chết. Bà Trắc căm thù Tô Định, lại khổ vì nỗi Tô Định lấy pháp luật ràng
buộc dân, bà bèn cùng em gái là bà Nhị khởi binh đánh”.
Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục nhà Nguyễn ghi: “Lúc bấy
giờ Thái Thú Tô Định cai trị tham lam và tàn bạo, giết mất chồng bà. Bà
bèn cùng với em gái là Trưng Nhị dấy quân”.
Đại Nam quốc sử diễn ca của Lê Ngô Cát hồi thế kỷ 19 cho biết :
“Bà Trưng quê ở châu Phong,
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên.
Chị em nặng một lời nguyền,
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân ”.
Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim hồi đầu thế kỷ 20 cho biết: “Năm
Canh Tý (40), người ấy (Tô Định) lại giết chết Thi Sách…Vợ Thi Sách là
Trưng Trắc, con gái quan lạc tướng ở huyện Mê Linh cùng với em là Trưng
Nhị nổi lên đem quân đánh Tô Định”.
Đọc qua các đoạn trên ta có cảm giác rằng, Bà Trưng khởi binh đánh Tô
Định trước hết là để trả thù Tô Định đã giết chồng bà là Thi Sách, tức mục
đích chính của cuộc khởi nghĩa là vì trả thù nhà. Nếu quả thật như vậy, thì
cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng mất đi ý nghĩa thật sự của nó !

Việc nước trước việc nhà
Để hiểu chính xác nguyên nhân chính của cuộc khởi nghĩa Hai Bà
   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28