Page 26 - MuDo67
P. 26


thua kém đấng mày râu : “ Đã mang tiếng ở trong trời đất, phải có danh gì
với núi sông “.

Việt Sử Tiêu Án và một số sách sử khác còn ghi nhận một chi tiết :
Khi Trưng Trắc ra quân, chưa hết tang chồng, bà ăn mặc quần áo đẹp, các
tướng hỏi, bà trả lời rằng: “ Việc binh phải tòng quyền, nếu giữ lễ làm dung
nhan xấu xí, thì tự làm giảm nhuệ khí, nên ta mặc đẹp để làm cho thế quân
hùng tráng; vả lại lũ kia thấy thế, tâm động, nhụt bớt chí khí tranh đấu, thì
ta có dễ phần thắng “ . Qua đó ta càng thấy rõ chí khí đặt việc quốc gia lên
trên hết của Bà Trưng. Nếu là một nhi nữ thường tình, bị chuyện chồng con
kìm hãm thì làm sao có được dũng mưu và cách ứng xử như vậy.
Chí khí anh hùng của hai bà Trưng được các sử gia không tiếc lời ca tụng.
Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Lê Văn Hưu nói: “ Trưng Trắc, Trưng
Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố,
cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương
dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá
vương. Tiếc rằng nối sau họ Triệu cho đến trước họ Ngô, trong khoảng hơn
nghìn năm, bọn đàn ông chỉ cúi đầu bó tay, làm tôi tớ cho người phương
Bắc, há chẳng xấu hổ với hai chị em họ Trưng là đàn bà hay sao ? ”.
Vua Tự Đức phê trong Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục như
sau: “ Hai bà Trưng thuộc phái quần thoa, thế mà hăng hái quyết tâm khởi
nghĩa, làm chấn động cả triều đình Hán. Dẫu rằng thế lực cô đơn, không
gặp thời thế, nhưng cũng đủ làm phấn khởi lòng người, lưu danh sử sách.
Kìa những bọn nam tử râu mày mà chịu khép nép làm tôi tớ người khác,
chẳng cũng mặt dày thẹn chết lắm dư ! ”.
Sử gia Nguyễn Nghiễm đời Hậu Lê bàn rằng: “ Bà Trưng Vương nổi
giận, khích lệ đồng bào, nghĩa binh đi đến đâu, gần xa đều hưởng ứng, 50
thành Ngũ Lĩnh đều khôi phục được hết, dân sự đang khổ sở đắng cay, lại
được trông thấy mặt trời. Bà quả là bậc anh hùng hơn người nhiều lắm, tuy
rằng một đám quân mới tập hợp, mới nhóm lên đã tan vỡ, nhưng cũng hả
được lòng phẫn uất của thần, nhân ”.
Sử gia Trần Trọng Kim cũng không tiếc lời ca ngợi: “ Hai bà Trưng làm
vua được ba năm, lấy cái tài trí người đàn bà mà dấy được nghĩa lớn như
thế, khiến cho vua tôi nhà Hán phải lo sợ, ấy cũng là đủ để cái tiếng thơm
về muôn đời ”.
Rõ ràng, nếu Trưng Trắc khởi binh chỉ vì trả thù chồng hoặc chủ yếu
vì trả thù chồng, thì sử gia các thế hệ và ngay cả vị hoàng đế trí thức nhất
triều Nguyễn là Tự Đức đã không phải tốn lời ca tụng đến thế !

Vai trò Hai Bà Trưng trong lịch sử
Bàn về vai trò của Hai Bà Trưng trong lịch sử Bắc Thuộc nói riêng và
   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31