Page 24 - MuDo67
P. 24


Trưng, thiết nghĩ cần đi vào bối cảnh ịch sử của cuộc khởi nghĩa. Hồi ấy,
chính sách cai trị của nhà Hán đối với Giao Chỉ vốn nổi tiếng hà khắc, cái
cảnh bị ngoại bang đô hộ thì ngàn đời nay vẫn lắm nhọc nhằn. Sử cũ còn
chép, nhiều văn thần võ tướng của nhà Hán khi loạn lạc chạy sang tỵ nạn
ở nước ra để được yên ổn, rồi bọn người di cư này được thay thế dần quan
lại bản xứ. Họ lại chiếm cả một số ruộng đất ở đây, dựa vào thế họ là người
của “Thiên triều”. Bị xâm lăng về quyền hành, lại bị đẽo gọt cả về kinh tế,
quý tộc cũng như nhân dân Giao Chỉ rất lấy làm căm phẫn.
Trước khi Tô Định đến trấn nhậm Giao Chỉ, thái thú quận Giao Chỉ là Tích
Quang. Người này có đường lối cai trị mềm dẻo, biết vỗ về dân, du nhập
phong tục phương Bắc dạy cho dân bản địa. Thái Thú quận Cửu Chân là
Nhâm Diên dạy dân trồng lúa bởi trước đó dân Việt chỉ biết chài lưới và
săn bắt. Sử cũ cho biết, Nhâm Diên còn trợ cấp tiền cho trai gái đến tuổi
cặp kê làm lễ cưới, nhờ đó mà lúc bấy giờ có tới hơn hai nghìn người được
lấy nhau.

Chính sách của Tích Quang và Nhâm Diên xoa dịu phần nào nỗi đau
khổ của dân chúng. Nhưng đây chỉ là những hạt mưa hiếm hoi trên một
cánh đồng bị hạn hán lâu ngày. Sự kiện này chỉ trì hoãn được cuộc nổi loạn
nhất thời mà thôi bởi Giao Chỉ bộ khi ấy như một thùng thuốc nổ chỉ đợi
người ta ném xuống một chiếc que diêm là phát nổ ngay lập tức.
Huống chi câu chuyện về lòng tốt của hai vị Thái Thú nói trên chưa chắc
có thật như lời nhận xét của vua Tự Đức trong Khâm Định Việt Sử Thông
Giám Cương Mục: “Triệu Đà vốn là người Trung Quốc, làm vua trên nước
Nam Việt và truyền nối đã ngót trăm năm. Xem bức thư trả lời Văn Đế nhà
Hán thì Triệu Đà vốn là người có học thức; có lẽ nào lại chưa biết dạy dân
phép cấy cày và lễ giá thú mà phải đợi bắt đầu từ hai Thái Thú ấy? Huống
chi, lại bảo đồng thời có tới hơn hai nghìn người lấy nhau. Xem thế đủ thấy
rõ rằng ghi chép thất thực, không đủ tin”.


Năm 34 CN, Tô Định được nhà Đông Hán phái làm Thái Thú quận Giao
Chỉ. Sách sử Việt Nam tất cả đều thừa nhận một điểm: Tô Định là người
tàn bạo. Đại Việt Sử ký Toàn Thư đánh giá : “Thái Thú Giao Chỉ là Tô
Định chính sự tham lam tàn bạo”, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương
Mục cũng cho rằng: “Thái Thú Tô Định cai trị tham lam và tàn bạo”, Lĩnh
Nam Chích Quái chép: “Tô Định ở Giao Châu rất tham bạo”, Đại Nam
Quốc Sử Diễn Ca nhận định: “Đến như Tô Định là người chí hung”, Việt
Nam Sử Lược bàn: “Tô Định là người bạo ngược, chính trị tàn ác, người
Giao Chỉ đã có lòng oán hận lắm”.Qua đó mới thấy, người Việt lúc bấy giờ
oán hận Tô Định lắm, bởi thế họ mới đứng lên khởi nghĩa dưới ngọn cờ
của vợ chồng Thi Sách để đánh đuổi ngoại bang. Chủ tướng của họ là Thi
   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29