Page 274 - MuDo67
P. 274


Ông cũng từng mơ Dương Quí Phi hay sao nên ông ước:
“Khi xưa ta là Đường Minh Hoàng
Ta mơ em là Dương Quí Phi.”


4)- Ngô Phù Sai,mất nước vì Tây Thi?
Sự ưu ái của Ngô Phù Sai đối với Tây Thi, trong sử sách cũng ít thấy
ai sánh bằng. Để làm vui lòng giai nhân, vua sai:
- Dựng Cô Tô đài
- cung Quán Khuê ở núi Linh Nham, trang sức toàn bằng châu ngọc để
làm chỗ cho Tây Thi ra chơi.
- Ở đấy có lập ra Hưởng Điệp lang. Tại sao lại gọi là Hưởng Điệp? Điệp
là chiếc guốc. Nguyên là người ta đào hầm ở dưới đất chỗ hành lang, đặt
ở đấy rất nhiều chum, bên trên lát ván, để Tây Thi và cung nhân đi guốc
lượn ở đấy, tiếng kêu leng keng, cho nên gọi là hưởng điệp.
- Trên núi có hồ Ngoạn Hoa, ao Ngoạn Nguyệt.
- Lại có giếng gọi là giếng Ngô Vương, nước trong suốt, Tây Thi
thường đứng ở trên mà soi mặt, Phù Sai đứng ở bên cạnh, sẽ lấy tay vuốt
tóc cho Tây Thi.
- Lại có động gọi là động Tây Thi, Phù Sai và Tây Thi cùng ngồi ở
đấy, đá ở ngoài cửa động có nhiều chỗ sụt, nay người ta gọi là vết chân
Tây Thi.
- Trên núi lại có Cầm Đài, Phù Sai thường cùng với Tây Thi gẩy đàn
ở đấy.
- Phù Sai lại sai người trồng hoa ở Hương Sơn, để Tây Thi và cung
nhân chở thuyền đi hái hoa. Nay vẫn còn một dãi nước ở phía nam núi
Linh Nham, đó tức là chỗ Tây Thi hái hoa ngày xưa.
- Lại có Thái Liên hình ở phía đông nam thành đô, đó là chỗ Phù Sai
cùng Tây Thi hái sen.
- Phù Sai lại bắt đào một con sông nhỏ ở trong thành, từ nam sang bắc,
rồi làm cái buồm gấm để đi chơi thuyền, gọi là Cẩm Phàm hình.
- Phía nam đô thành có Trường Châu uyển, để làm nơi săn bắn.
- Lại có Ngư Thành để nuôi cá,
- Áp Thành để nuôi vịt,
- Kê Bi để nuôi gà,
- Tửu Thành để nấu rượu.
- Lại thường cùng với Tây Thi ra nghỉ mát tại Nam Loan ở Tây động
đình, đó là một cái vịnh độ hơn mười dặm, ba mặt đều là núi, chỉ có mặt
nam trông như cửa khuyết. Phù Sai cho chỗ ấy là một nơi có thể qua mùa
hè được, mới đặt tên là chỗ Tiên.

Tây Thi người nước Việt, sống vào thời Xuân Thu, 506 trước CN, không
   269   270   271   272   273   274   275   276   277   278   279