Page 273 - MuDo67
P. 273
biết đâu Dương Quí Phi sờ nhằm vào cây mắc cở, văn vẻ thì gọi là cây
trinh nữ.
Dương Quý Phi đã đẹp lại có tài gẩy tì bà, giỏi về âm nhạc.
Nàng lại đặt được nhiều khúc hát và điệu múa làm cho Huyền Tông càng
thích thú say sưa hơn.
Loạn An Lộc Sơn
An Lộc Sơn (ALS), gốc là người “Rợ Đột Quyết” là tướng được
Đường Minh Hoàng yêu vì. Khốn nỗi, Dương Quí Phi lại tư thông với
ông tướng đẹp trai nầy. An Lộc Sơn thù ghét Dương Quốc Trung, anh của
Dương Quí Phi. Ông nầy dựa vào thế em gái, lộng quyền ở cung. An Lộc
Sơn đem quân về Trường An, quyết dẹp bỏ gian thần.
Quân của An Lộc Sơn đánh bại quân của triều đình.
Vua Đường Minh Hoàng phải nhường ngôi cho con để lên làm
thái thượng hoàng. Tuy vậy, quân của triều bình vẫn liên tiếp bị đại bại.
Thượng hoàng cùng Dương Quí Phi chạy vào đất Thục.
Đến Mã Ngôi (năm 756), binh lính không chịu chống giặc nữa. Chúng
buộc nhà vua phải giết Dương Quí Phi mới chịu tuân lệnh vua vì cho rằng
chính sự giam dâm giữa Dương Quí Phi với An Lộc Sơn gây nên mối loạn
nầy.
Vì sức ép của binh lính, Đường Minh Hoàng ra lệnh thắt cổ Dương
Quí Phi, lúc ấy bà mới 38 tuổi, chôn xác ở ven đường.
Sau đó vua quan nhà đường dẹp được loạn An Lộc Sơn, giành lại đất
đai cũ.
Dương Quí Phi là giai nhân. Câu chuyện tình giữa bà và An Lộc Sơn
không phải là do sự dâm dục mà ra? Vua thì đã già, lại từng hoang dâm vô
độ, làm sao “gánh” Dương Quí Phi đang tuổi hồi xuân.
Sự dâm dục đã tạo nên một thiên tình hận, mà Bạch Cư Dị gọi là
“Trường Hận Ca”. Không ít người tiếc cho cái sắc đẹp của bà, nên cũng
không ít người làm thơ.
Người xưa đâu thì tận mắt tôi không thấy, nhưng thi sĩ Vũ Hân khi
dạy trường Bồ Đề Huế thì tôi gặp không ít lần, gặp ngoài đường phố, hay
ở tòa soạn báo Mùa Lúa Mới hay ở nhà thi sĩ Đỗ Tấn. Nhìn ông thấy mà tội
nghiệp. Ông bị tật bẩm sinh, đi đứng không bình thường. So sánh ông với
Đường Minh Hoàng thì cũng là khiên cưỡng. Và ông cũng có một Dương
Quí Phi. Điều đáng buồn là sau khi Dziệt Cộng “giải phóng miền Nam”,
ông bị đuổi khỏi trường Bồ Đề, và Dương Quí Phi của ông cũng “ôm cầm
thuyền ai”, theo một An Lộc Sơn “nón cối dép râu”. Ông chết trong cảnh
nghèo đói, cô đơn (xem phụ lục)