Page 271 - MuDo67
P. 271




Bấy giờ vua Hung Nô gởi thư cho vua Đường Minh Hoàng bằng tiếng
Hung Nô. Triều thần không ai đọc được, vua phải triệu Lý Bạch vào. Lý
Bạch đọc thư và giải thích cho vua nghe. Vua rất tán thưởng, lệnh cho Lý
Bạch viết thư trả lời. Bạch vâng mệnh nhưng để trả mối hận bị chê bai, xin
vua ra lệnh Cao Lự Sĩ cởi giày và Dương Chấp Trung mài mực cho ông
ta viết thư.
Dương Quí Phi và Lý Bạch là người cùng thời. Lý Bạch cũng được
Đường Minh Hoàng trọng vì tài, thường vời vào cung cùng vua và Dương
Quí Phi ngắm hoa, ngắm cảnh và làm thơ. Bạch Cư Dị làm thơ tả sắc đẹp
Dương Quí Phi, có hai câu đời sau còn nhắc nhở:
Phù dung như diện, liễu như mi
nghĩa là mặt như hoa phù dung, mày như lá liễu.

Về sau, Đường Minh Hoàng không còn trọng đãi Lý Bạch nữa, ông
xin cáo quan, chỉ xin một điều, vua ban cho một lệnh bài, đi đến đâu, uống
rượu khỏi trả tiền. Chủ quán nhận tiền ở quan lại địa phương.
Một đêm, Lý Bạch chơi thuyền trên sông, quá say, thấy trăng ở đáy
nước, bèn nhảy xuống sông, ôm trăng mà chết.
Tôi không tin câu chuyện nầy. Quan hệ giữa Lý Bạch và Dương quí
Phi có thể quá gần gũi, không khiến cho Đường Minh Hoàng ghen hay
sao?! Vì vậy, khi Đường Minh Hoàng không ái mộ Lý Bạch nữa nên Bạch
buồn tình xin cáo quan. Biết đâu, cái đêm trăng Lý Bạch chết, không phải
ông ta nhảy xuống sông mà có thể một tên nào đó, giả dạng theo hầu Lý
Bạch, đạp cho ông ta một đạp rớt xuống sông, để Đường Minh Hoàng thỏa
mãn được việc ghen tuông.
Chuyện đã gần hai ngàn năm. Thuở ấy, sợ vua, ai dám điều tra. Ngày
nay dù tôi “ăn ốc nói mò”, biết đâu lại là chuyện thiệt!!!

Sắc đẹp Dương Quí Phi
Như đã nói, sắc đẹp của Dương Quí Phi được Bạch Cư Dị mô tả là
“Phù dung như diện, liễu như mi”. Xin nói thêm, hoa phù dung là tên chữ.
Tiếng Việt gọi là bông cẩn, người Bắc gọi là hoa dâm bụt.

Lý Bạch trong “Thanh Bình Điệu” ca tụng sắc đẹp của Ngọc Hoàn.
Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung,
Xuân phong phật hạm, lộ hoa nùng.
Nhược chi quần ngọc sơn đầu kiến,
Hội hướng Dao đài nguyệt hạ phùng.

Ngô Tất Tố dịch:
   266   267   268   269   270   271   272   273   274   275   276