Page 267 - MuDo67
P. 267


Phong hỏa đài là một phương tiện thông tin ngày xưa, để báo cho chư
hầu biết kinh đô có giặc. Một hôm U Vương cho đốt khói lên, chư hầu
tưởng có loạn kéo quân về cứu giá. Té ra đó chỉ là việc vua nhà Châu gạt
chư hầu cho Bao Tự cười vui. Cái trò chơi dại dột ấy làm cho chư hầu tức
giận. Về sau, khi giặc có thật, vua đốt khói trên Phong hỏa đài, chư hầu cứ
nghĩ rằng vua lại gạt, nên không đem quân về, để cho U Vương nhà Chu bị
giặc giết chết ở núi Ly. Bao Tự thuộc về tay rợ Khuyển Nhung, cuối cùng
thắt cổ tự tận, xong một đời khuynh quốc khuynh thành.

2)- Hán Nguyên Đế giữ được giang sơn nhà Hán, nước Tầu được yên nhờ
có Chiêu Quân
Chiêu Quân còn gọi là Vương Tường, Vương Chiêu Quân, một trong
“tứ đại mỹ nhân”. Cái đẹp của Chiêu Quân thuộc hàng “chim sa” trong
thành ngữ “chim sa cá lặn”, Tầu gọi là “trầm ngư lạc nhạn”. Trong “Cung
Oán Ngâm Khúc” có câu “Lững da trời nhạn ngẩn ngơ sa” là mượn điển
tích nầy.
Sách cũ viết rằng khi Chiêu quân sang đất Hồ, ngang qua một sa mạc
lớn, lòng buồn vì thân phận, vì xa quê, đang ngồi trên lưng ngựa, Chiêu
quân bèn gãy bản đàn tên “Xuất tái khúc”. Tiếng đàn hay đến nỗi con
ngỗng trời đang bay ngang qua, nghe tiếng đàn mà ruột gan đứt đoạn, sa
xuống đất chết. Đó là điển tích “lạc nhạn”
Hồ Hán Tà là vua xứ Hung Nô dọa đem quân đánh phá nước Tầu,
nếu vua Tầu không gả cho y một công chúa. Thay vì gả công chúa, vua
Nguyên Đế nhà Hán gả cho y 5 cung nữ, dĩ nhiên, cung nữ thì không ai xấu
bao giờ. Thấy vua Hán lấy 5 mà đổi 1, y bằng lòng. Một trong năm cung
nữ, có Vương Tường.
Tuy nhiên, trường hợp Chiêu Quân có nhiều oan trái hơn.
Chiêu Quân vốn có sắc đẹp tuyệt hạng, lại có tài đàn hay hát giỏi. Vì
vậy, khi được tuyển vào cung, Chiêu Quân không chịu đút tiền hối lộ cho
tên thợ vẽ Mao Diên Thọ. Mao Diên Thọ trả thù bằng cách khi vẽ hình
Chiêu Quân xong, y thêm một chấm đen dưới con mắt của cô. Sách tướng
nói chấm đen đó là nốt ruồi “thương phu trích lệ” (Giọt nước mắt khóc
chồng), tức là tướng sát phu (giết chồng).
Khi gọi Chiêu Quân lên để đưa sang xứ Hung Nô, nhà vua thấy Vương
Tường đẹp quá, muốn giữ lại, nhưng ngại triều thần, đành phải cho đi mà
lòng tiếc rẻ.
Về cái chết của Chiêu Quân có nhiều giả thuyết khác nhau:
a)- Đến “Nhạn Môn Quan”, Chiêu Quân gieo mình xuống sông tự vẫn.
Khi đi qua cửa ải cuối cùng nầy, Chiêu Quân cảm tác nhiều bài thơ hay,
hòa cùng tiếng đàn của Chiêu Quân, trở thành điển tích Hồ Cầm.
Cung thương làu bậc ngũ âm
   262   263   264   265   266   267   268   269   270   271   272