Page 256 - MuDo67
P. 256
vui câu chuyện. Nhưng đến tối, trừ vợ chồng Bác Tấn, nhóm nhà mình
chúng tôi rút hết lên lầu, nhà có khách chánh quyền đi ôtô xe máy đông
đảo đến thăm. Bác Tấn có công giúp làm từ thiện xây thêm một lớp học,
bắt thêm cầu xi măng qua kênh; chúng tôi hưởng lây tiếng thơm nên không
nghe nói phải nộp hộ chiếu xin tạm trú.
Bác Tuyến cũng tranh thủ về quê làng bên, người đồng hương với bác
Tấn, cách nhau một xã. Nhưng bác không còn ai thân thuộc gần để thăm.
Gia đình bác kéo nhau hết vào Nam năm 1954. Sau 1975, thân phụ bác
qua đời, ông cụ thiêu xác đem tro bụi gởi về ngôi nhà thờ địa phương (Bùi
Chu) mà cụ góp nhiều công đức tu bổ sửa chửa. Cụ bà nằm lại Đalat bên
cạnh con cháu. Bác Tuyến cùng vợ, rủ chúng tôi theo về viếng nhà thờ,
xin lễ cầu kinh cho thân phụ, cho phải đạo làm con, làm dâu. Quê bác nằm
cạnh làng nhà bác Tân qua một cánh đồng nên cũng tiện đi xe máy.
Ông Chánh chương chở ba, ôm eo dính chùm nhau, chạy trước dẫn
đường. Tôi ngồi sau lưng Bác Tân sợ té gần chết, sợ lật xe bò càn xuống
ruộng, nên không bật được máy quay phim để thu hình được cảnh thật ba
ông già cao tuổi còn gân, đèo nhau trên đường đê bờ ruộng. May mà nhờ
đang sống vào thời bê tông hoá đường ruộng tráng xi măng, xe honda
Nhựt bền vững, và tay lái lụa của bác Chánh chương. Nên dù có chao đảo
một hồi, rồi cũng vô sự trên quãng đường đê. Còn vợ chồng Bác Tuyến với
kịch bản xe ôm, ông lái bà ôm, chạy phía sau vòng vèo chống chân đá lúa,
người qua đường trong xóm chắc cười bằng thích. Nhờ Chúa, dù hơn 70,
Bác Tuyến nhà mình, còn sức đèo vợ về quê, an toàn đến nhà thờ xin lễ.
Nhà thờ vắng bóng, trước cổng có người đàn bà đang kéo lúa phơi nắng.
Ông Chánh chương chắc là người thân quen nên tự ý mở cổng cho chúng
tôi vào sân. Lần đầu tiên tôi mới thấy ngôi nhà thờ xưa cổ kính ở làng quê,
vách đá rêu phong, xanh rợp bóng mát cây cao. Đây mới là ngôi nhà thờ
cổ, gốc của xứ đạo Bùi Chu nổi tiếng.
Tôi bổng nhiên cảm thấy mình may mắn là người đang hành hương tìm
về đúng nơi gốc tích của người Bắc di cư năm 1954. Dân xứ đạo từ đó trôi
dạt khắp nơi đến Biên Hoà, Cái Sắn, Đalat, xứ Bùi Phát quận 3 Saigon..
Liệu có ai tìm về được dấu xưa của một thời lịch sữ đổi thay?Tôi đứng
nhìn ngôi nhà thờ, tìm nhớ lại lịch sữ thời đại cũ. Từ thời cấm đạo, thời
tử đạo, năm1954 miền Bắc có cuộc di cư vỉ đại, Quỳnh Lưu khởi nghĩa,
thời kỳ cải cách ruộng đất đấu tố, chánh quyền CS kỳ thị người có đạo...
Nơi đây là dấu tích của Đức Tin, Lòng Bác Ái, Tha Thứ, Sự Mầu Nhiệm
của Thiên Chúa.