Page 192 - MuDo67
P. 192


khao, cực đoan và tuyệt vọng. Vết thương đầu đời không ngờ mổi ngày
một mênh mông không bến...
Anh uống say sưa
Những giọt nắng thừa rơi qua kẽ lá
Gọi gió về
Cho nắng rụng nhiều hơn
Từ những cành cao chưa một lần với tới
Nắng rụng vô vàn, anh uống đến ngất say...

Cũng may hồi đó, khi đọc mẩu tin buồn trên báo, tôi tưởng Ðằng chết thật,
và có lẽ bài viết ngắn tôi dành cho hắn, trên tờ Nghệ Thuật của ông Viên
Linh- Mai Thảo ( Vương Ðằng Mai - Những ngườI viết mới. Tuần báo
Nghệ Thuật. 1966, Không nhớ rõ số) đã kéo hắn chịu ngồi xuống với tôi,
để nói những điều tưởng chừng như đã chết. Như một Trần văn Ðằng đã
biến mất trong tất cả hồ sơ lý lịch, để bây giờ hắn gặp tôi với một tên rất
lạ Hạ sĩ Trần Hiếu Ðịch.
Không ai trong đơn vị biết những giòng thơ đầy ấp nắng si tình là của
Ðằng, hạ sĩ Trần Hiếu Ðịch sống lang bạt như một hảo hán bất cần đời, mà
Cao Bá Quát có sống lại cũng chưa chắc đủ sức nằm bên hũ hèm để xuống
bút những vần thơ đánh động tận cõi xa xôi của những niềm riêng bi phẫn.
Niềm riêng từ cõi hy vọng thâm sâu lẫn niềm tuyệt vọng. Hắn không thể
quên Mai, và tình yêu đó vẫn như một mặt trời rực lửa hắn ngày ngày cắn
trong răng xông vào cõi chết.
Cho đến thời điểm đó, cả tôi và hắn vẫn chưa biết gì về cái chết của vợ
chồng Mai. Mãi bốn năm sau, một ngày đầu Xuân, tôi hối hả băng đồng
từ vị trí đóng quân về thành phố cũ, ba lô trĩu buồn những bài thơ và bóng
mặt trời của Ðằng, cố gắng tìm đến khu vườn xưa vẫn vàng hoa sứ, và
cụm Mai tứ thời ráng đỏ sắc chiều trôi, thì Mai đã không còn nữa. Hai vợ
chồng đả cùng chung số phận vớI sáu ngàn người chết tức tưởi đầu Tết
Mậu Thân. Chuyện tưởng như Màu tím hoa sim của Hữu Loan. Tôi tìm
Mai cho hắn hay tìm Mai cho tôi? Những giòng thơ của hắn có mang hộ
tôi lời tự tình câm nín? Hắn còn hơn tôi là đã nói và đã mất. Còn tôi? Giọt
nước vô tình vẫn rơi giữa trời không.
Tôi cố thuyết phục Ðằng về một khóa sĩ quan để hắn tạm quên cơn binh
lửa đang cuốn hút đơn vị vào những cuộc hành quân tất bật.
- Nếu muốn, bây giờ tôi đã là Tiểu đoàn trưởng của Thiếu úy!
Hắn vẫn gọi tôi với đầy đủ cấp bậc, dù đã nhiều lần tôi phải nài nỉ:
- Thôi Ðằng à! cần gì phải thế! Sao mầy không gọi tao như hồi đó?
- Khi nào giải ngũ, mình sẽ tính lại vụ đó.
Cánh bay chao nghiêng để những triền núi tím sẫm mây chiều bỗng bập
bềnh ngoài ô cửa. Tôi dựa lưng vào balô của Ðằng, hắn vẫn hý hoáy viết
   187   188   189   190   191   192   193   194   195   196   197