Page 164 - MuDo67
P. 164
tôi có 5 anh em trai, thì 4 đã lần lượt ra đi vì chiến tranh, bom đạn, trong
những đớn đau và hoàn cảnh khác nhau.
Riêng người anh cả ở Sư đoàn 3 Bộ binh, người duy nhất còn lại sau
cuộc chiến, khi đất nước rơi vào tay giặc thì đã bị giam cầm hơn 10 năm
tù ngục khi Cộng Sản chiếm được miền Nam.
Trong những năm dài khói lửa, chiến chinh, Mẹ đã vào nghĩa trang quân
đội Gò Vấp, đã vượt Hải vân quan, đã ra đồi sim Ái tử, đã quấn chung
khăn sô với Đà Nẵng, với Huế hồi Tết Mậu Thân.
Và ngay chính trên quê Mẹ, trên hè phố Đà Nẵng, Mẹ đã thu lượm thịt
xương, chắp lại cho vẹn đủ hình hài của ngươì con trai thứ tư, khi giặc
Cộng đặt chất nổ ngay tại Đài phát thanh Đà Nẵng lúc con trai Mẹ đang
làm việc!
Ai đã dừng quân ở Lao Bảo, Khe Sanh, đã hành quân ở Gio linh, Quảng
Trị, mà không xúc động khi nghe bản nhạc “Bà Mẹ Gio Linh” của nhạc
sỹ Phạm Duy. Hình ảnh Mẹ già lưng còng tóc bạc bên ruộng sắn, nương
khoai, bước thấp bước cao đem khăn gói đi lấy đầu con treo ở cổng làng
khi bị giặc thù bêu chém, đã làm rung chuyển cả huyền thoại kháng chiến,
đấu tranh của dân tộc Việt.
Nhưng Mẹ Đà Nẵng, Mẹ của núi Non Nước, của biển Tiên sa, Mẹ Việt
Nam của thập kỷ 60, 70, đã vượt qua huyền thoại của bà Mẹ Gio Linh!
Và đã từ bao nhiêu năm qua ở một ngôi chùa bên Orlando, cứ mỗi tuần,
vào các ngày cúng giỗ thì Mẹ Viêt Nam tóc bạc da mồi vẫn lui tới thắp
hương, khấn nguyện trước bài vị của phu quân và 4 người con trai đã nằm
xuống trên quê hương trong một phần tư thế kỷ chiến tranh!
Đã có hàng ngàn, hàng vạn Mẹ Việt Nam, mang dòng họ của “Đinh,
Lê, Lý, Nguyễn, Trần…” có con đi chiến đấu, có con hy sinh để bảo vệ tự
do, khi quê hương quằn quại điêu tàn vì bom đạn trong hơn 20 năm chiến
tranh Quốc – Cộng.
Biến cố 30/4/1975 như một đại tang phủ kín quê hương khi miền Bắc
chiếm được miền Nam. Lịch sử dân tộc đã sang trang, mở đầu cho tang
tóc, đau thương, với nhà tan cửa nát, chia cách phân ly, vợ xa chồng, con
lìa cha, cả miền Nam đang bị bức tử, bóp chết từ từ.
Cây cỏ, đất đá miền Nam, tất cả đều có tội, vì thế chồng, con của Mẹ,
quân, dân, cán, chính miền Nam, hàng hàng lớp lớp bị đưa đi lưu đầy trong
các vùng kinh tế mới, gông cùm trong các trại tù, ngụy danh là trại cải tạo
mọc kín trên khắp quê hương.
Mẹ Việt Nam lại đau ruột sót lòng, nhịn ăn nhịn uống, chắt chiu dè sẻn,
bán đôi khuyên vàng, cầm chiếc nhẫn cưới, trèo non lội suối mang từng
bánh thuốc lào, từng viên thuốc cảm, ra tận Nghệ An, Thanh Hóa, tới tận
Lạng Sơn, Yên Bái thăm chồng, thăm con.
Giữa rừng sâu núi thẳm, Mẹ khóc hết nước mắt khi thấy những người