Page 68 - MuDo65
P. 68
68


“Dẫn một đàn con chiều xuống núi
giao thừa không ai nhắc mà đau
giao thừa hai tiếng đâm tâm não
trừ tịch : poncho gạch lót đầu
một đêm sao lại buồn như mếu
muốn nổ tan tành cả cõi đêm
giao thừa giao thừa ta xuống núi
làm hiệp sĩ mù giữa cõi u minh
giao thừa ai đó mời ta rượu
một nhấp mà hồn tê tái ư
anh bạn nghe gì không, tiếng nhạc
người ta đang nhảy đầm
dạ vũ mừng xuân
Giao thừa mừng tuổi con heo bịnh
Xin của nhà dân làm cỗ xuân
Trung đội lập bàn thờ giữa mả
Ta khấn âm hồn
Bảo bọc đàn con…”
Những người lính trận đón xuân đón tết trong cái hờ hững của một
cuộc trường hành mỏi mệt. Trong truyện ngắn “Đỉnh xuân buồn“,
Trần Hoài Thư đã bộc lộ cái tâm trạng của những người lính tuy
hăng say chiến đấu nhưng vẫn mường tượng thấy được cái bạc bẽo
của những người chịu nhiều hy sinh mà chẳng được đền đáp. Cuối
năm, người buồn nên cảnh cũng không vui :


“... Buổi chiều cuối năm, gió lạnh hơn mọi khi. Gió hú lồng lộng cả
đỉnh đồi. Bầu trời vẫn mang nét u ám của một mùa rét mướt. Đám
lính chạy xuống dốc đồi, không cười không nói như mọi khi. Họ
chạy tự do dù chân họ cố kềm giữ lại. Đáng lẽ vào lúc này, ngọn
đồi phải vang động tiếng cười la, đùa cợt của họ, chẳng khác những
đứa trẻ vô tư lự. Nhưng chiều nay, không ai nói với ai. Trên đôi mắt
của mỗi đứa con của chiến trường in một màu buồn xám như vách
núi... ”


Dẫn quân đi kích để làm an ninh cho thành phố có lẽ là một công
việc nhàn nhã nhất của những người lính Thám Kích. Thế mà, sao
   63   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73