Page 231 - MuDo65
P. 231
231
qui hoạch, mộ mẹ tôi không biết tìm đâu? Như vậy, từ khi rời Đà Nẵng
năm 1968, tôi chưa trở lại chốn này lần nào. Bởi chẳng còn gì để tôi trở
lại, cha mất chưa tìm được xác ở chốn xa xôi. Mộ mẹ bị san bằng không
dấu vết. Nhà cửa không còn. Trở lại chỉ thêm buồn đau và hờn tủi. Tôi lập
gia đình, sinh con. Quẩn quanh với cuộc sống từ những khó khăn và thiếu
thốn. Cuộc sống cứ thế trôi đi. Những kỷ niệm của ngày xưa lần hồi phôi
pha. Phải tập quên để sống. Phải cứ hướng tới phía trước để tồn tại. Cho
đến 2010, khi tôi tròn 60 tuổi, về hưu, con cái cũng đã lớn, đã yên bề gia
thất. Nhiều đêm không ngủ được, tuổi mới chớm già mà cứ nhớ đến quá
khứ đến quắt quay. Tôi nhớ Nhân, nhớ đến những năm tháng đã qua đi
và sẽ không còn trở lại. Không biết bây giờ Nhân sống ra sao, còn ở Việt
Nam hay đã trôi dạt xứ nào. Thời gian quá dài, quá nhiều đổi thay, quá
nhiều bất trắc. Không biết những nơi chốn xưa có còn như cũ nữa không?
Biết bao là hình ảnh, biết bao là câu hỏi cứ quẩn quanh….Tôi mua vé bay
về Đà Nẵng, tìm lại kỉ niệm xưa, đồng thời tìm lại người bạn thân yêu đã
một thời gắn bó.
Thành phố không còn như cũ nữa, nhiều đổi thay. Những dấu vết kỉ niệm
đã bị mất dấu. Tôi ngu ngơ giữa thành phố xa lạ. Chẳng gặp người quen,
chẳng tìm ra cảnh cũ. Tôi lang thang quẩn quanh ở chợ Cồn, nơi ngã tư.
Chỗ đó hồi xưa là nơi thường ngày tôi qua. Ngày xưa, bên này là cây xăng,
bên kia là cư xá Đoàn Kết của quân đội, bên kia đường là nhà sách Văn
Hóa, nơi tôi thường mua sách. Xuống một chút là cà phê Xướng, nơi bán
những li cà phê đượm hương beurre Bretel và bánh mì thịt thơm nức mũi
ba tôi thường ăn mỗi sáng. Đi qua đường rầy của đường Hùng Vương, có
xưởng vẽ của họa sĩ Trần Viết Hậu, người họa sĩ già mà ngày nào đi học
ngang qua, tôi cũng dừng chân đứng lại một chút để nhìn ông ta vẽ, tôi
mê hội họa từ những nét vẽ của ông. Tất cả biến mất, chẳng còn dấu vết.
Tôi đi loanh quanh cả chục lần chốn cũ mà không tìm thấy chút hình ảnh
nào sót lại. Ở góc phố, tôi dừng lại mua gói thuốc. Ông già bán thuốc tóc
bạc chải mượt có khuôn mặt rất quen, quen lắm, nhưng tôi vẫn chưa nhớ
ra được. Tôi băng qua đường, đốt thuốc nhìn qua. Ông già đốt thuốc hút,
hai ngón tay cầm điếu thuốc hững hờ, điệu nghệ. Nhìn hình ảnh đó, tự
nhiên gợi tôi nhớ đến một người, tôi băng nhanh qua đường, ôm lấy vai
người bán thuốc: Thầy Thanh, Thầy Thanh, phải Thầy không? Thầy nhớ
con không?
Thầy Thanh ngỡ ngàng nhìn tôi, ngờ ngợ:
- Phải, tôi là Thanh đây, trước đây tôi có thời dạy học. Anh là ai mà biết
tôi?
- Con là Ngọc. Ngọc con ông Đốc Kim, học trò của thầy hồi đó.
Thầy ôm vai tôi, ngấn nước mắt:
- Tôi nhớ ra rồi… Anh về hồi nào?…Trời ơi lâu quá rồi, lâu quá rồi…
qui hoạch, mộ mẹ tôi không biết tìm đâu? Như vậy, từ khi rời Đà Nẵng
năm 1968, tôi chưa trở lại chốn này lần nào. Bởi chẳng còn gì để tôi trở
lại, cha mất chưa tìm được xác ở chốn xa xôi. Mộ mẹ bị san bằng không
dấu vết. Nhà cửa không còn. Trở lại chỉ thêm buồn đau và hờn tủi. Tôi lập
gia đình, sinh con. Quẩn quanh với cuộc sống từ những khó khăn và thiếu
thốn. Cuộc sống cứ thế trôi đi. Những kỷ niệm của ngày xưa lần hồi phôi
pha. Phải tập quên để sống. Phải cứ hướng tới phía trước để tồn tại. Cho
đến 2010, khi tôi tròn 60 tuổi, về hưu, con cái cũng đã lớn, đã yên bề gia
thất. Nhiều đêm không ngủ được, tuổi mới chớm già mà cứ nhớ đến quá
khứ đến quắt quay. Tôi nhớ Nhân, nhớ đến những năm tháng đã qua đi
và sẽ không còn trở lại. Không biết bây giờ Nhân sống ra sao, còn ở Việt
Nam hay đã trôi dạt xứ nào. Thời gian quá dài, quá nhiều đổi thay, quá
nhiều bất trắc. Không biết những nơi chốn xưa có còn như cũ nữa không?
Biết bao là hình ảnh, biết bao là câu hỏi cứ quẩn quanh….Tôi mua vé bay
về Đà Nẵng, tìm lại kỉ niệm xưa, đồng thời tìm lại người bạn thân yêu đã
một thời gắn bó.
Thành phố không còn như cũ nữa, nhiều đổi thay. Những dấu vết kỉ niệm
đã bị mất dấu. Tôi ngu ngơ giữa thành phố xa lạ. Chẳng gặp người quen,
chẳng tìm ra cảnh cũ. Tôi lang thang quẩn quanh ở chợ Cồn, nơi ngã tư.
Chỗ đó hồi xưa là nơi thường ngày tôi qua. Ngày xưa, bên này là cây xăng,
bên kia là cư xá Đoàn Kết của quân đội, bên kia đường là nhà sách Văn
Hóa, nơi tôi thường mua sách. Xuống một chút là cà phê Xướng, nơi bán
những li cà phê đượm hương beurre Bretel và bánh mì thịt thơm nức mũi
ba tôi thường ăn mỗi sáng. Đi qua đường rầy của đường Hùng Vương, có
xưởng vẽ của họa sĩ Trần Viết Hậu, người họa sĩ già mà ngày nào đi học
ngang qua, tôi cũng dừng chân đứng lại một chút để nhìn ông ta vẽ, tôi
mê hội họa từ những nét vẽ của ông. Tất cả biến mất, chẳng còn dấu vết.
Tôi đi loanh quanh cả chục lần chốn cũ mà không tìm thấy chút hình ảnh
nào sót lại. Ở góc phố, tôi dừng lại mua gói thuốc. Ông già bán thuốc tóc
bạc chải mượt có khuôn mặt rất quen, quen lắm, nhưng tôi vẫn chưa nhớ
ra được. Tôi băng qua đường, đốt thuốc nhìn qua. Ông già đốt thuốc hút,
hai ngón tay cầm điếu thuốc hững hờ, điệu nghệ. Nhìn hình ảnh đó, tự
nhiên gợi tôi nhớ đến một người, tôi băng nhanh qua đường, ôm lấy vai
người bán thuốc: Thầy Thanh, Thầy Thanh, phải Thầy không? Thầy nhớ
con không?
Thầy Thanh ngỡ ngàng nhìn tôi, ngờ ngợ:
- Phải, tôi là Thanh đây, trước đây tôi có thời dạy học. Anh là ai mà biết
tôi?
- Con là Ngọc. Ngọc con ông Đốc Kim, học trò của thầy hồi đó.
Thầy ôm vai tôi, ngấn nước mắt:
- Tôi nhớ ra rồi… Anh về hồi nào?…Trời ơi lâu quá rồi, lâu quá rồi…