Page 212 - MUDO82
P. 212

Mũ Đỏ 82                                                 210

Khánh từ bến đò Thừa Phủ qua tận bến Thương Bạc bên kia sông

Hương, giữa tiếng cười và vổ tay khuyến khích của các chị. Vòng lội

trở về chúng tôi cảm thấy mệt nhiều nhưng vui thú. Sáu bảy năm

sau, bạn tôi bỏ học Khoa Học tại Đại Học Huế, tình nguyện vào Hải

Quân. Chắc chuyến bơi kỷ niệm qua sông Hương với tôi dạo đó là

một trong những lý do khiến bạn thích cuộc sống hải hồ.

   Lớp Seconde chúng tôi được cho một bài tập cuối tuần, chủ đề:
tự do, muốn viết gì thì viết. Tôi chọn viết một bài có tính chất khoa
học giả tưởng. Trong một buổi sáng thức dậy, nhiều người trên thế
giới, nhất là tại những thành phố văn minh, nhận thấy áo quần của
họ làm bằng nylon hoàn toàn bị hư hỏng, từ đó sinh hoạt bị trở ngại,
với rất nhiều người không thể rời nhà đi làm hay chợ búa; di chuyển
trong thành phố hay giao thông giữa các nước giàu có cũng chịu
cùng tình trạng vì bất cứ cái gì làm bằng nguyên liệu nhựa tổng hợp,
nylon… đều đồng loạt bị hư hỏng. Ngay cả các phi cơ nằm ụ, các
bệnh viện cũng bị tê liệt vì các ống chích thuốc làm bằng chất nhựa
hóa học…Về sau, các khoa học gia tìm hiểu được nguyên nhân là
do một loại vi khuẩn lạ gây ra sự mục nát của chất nhựa tổng hợp
và nylon. Những nước chậm tiến ngược lại ít bị ảnh hưởng vì đa số
hàng may mặc còn thô sơ với tơ lụa hay bông sợi và di chuyển đơn
sơ, bằng chân, lạc đà… hay ghe… Riêng với học sinh chúng tôi,
các linh mục dạy chúng tôi không thể ra khỏi phòng vì các áo dòng
của các ngài đa số được may bằng nylon cho nhẹ. Chúng tôi rất vui
mừng vì được nghỉ học nhiều ngày. Mãi cho đến lúc các khoa học
gia tìm ra được phương pháp khống chế con vi khuẫn kỳ dị này, và
cả thế giới trở lại kỷ nghệ may mặc với bông sợi hay tơ lụa, bấy giờ
đời sống mới dần trở lại bình thường…Cha Lefas, người dạy chúng
tôi rất nhiều năm về nhiều môn, như sinh ngữ Pháp, Văn Chương
Pháp, Histoire & Géographie, và luôn cả Anh Văn, cho điểm bài viết
của tôi rất thấp. Tôi nghĩ một phần Cha chưa nghiệm ra được cái tếu
của bài viết, nhất là khi tôi mô tả các linh mục không thể rời phòng
nếu không muốn mình là ông Adam.., phần khác có lẽ các Cha hơi
bị gò bó về thể thức nên ít có sự thông cảm về khoa học giả tưởng.
Tôi liên tưởng những chuyện giả tưởng thế kỷ 19 của Jule Vernes
mình từng đọc qua như “20 ngàn dặm dưới đáy biển”, “Hành trình

Xuân Nhâm Dần, 2022
   207   208   209   210   211   212   213   214   215   216   217