Page 218 - MUDO 81
P. 218

Mũ Đỏ 81                        216

lịnh Tổng động viên ban hành. Nhằm đáo hạn tuổi, Huy bị nhập ngủ
thi hành nghĩa vụ. Trong nỗi bàng hoàng vì phải rời xa ngôi giảng
đường quen thuộc với nhiều kỷ niệm của một chàng sinh viên đang
tự do, tự tại, hàng ngày đếm bước trên con đường Duy Tân trãi dài
hai hàng me nhiều bóng mát. Những cuộc hẹn hò cuối tuần bên
người yêu và nhất là bên những giờ học hữu ích, về dân luật, cổ luật
cuả nước ta và mở rộng kiến thức hơn với luật định của Công pháp
Quốctế. Huy luôn nhớ về điều luật hải phận cuả một quốc gia tính
từ bờ biển ra là 12 hải lý và lúc đó hai hải đảo Hoàng sa và Trường
Sa thuộc chủ quyền cuả VNCH đã được các lực lượng Điạ phương
quân và Hải quân Quân-lực VNCH ngày đêm thay nhau gìn-giử,
bảo vệ hơn hai thập niên. Đây là khoảng cách thời gian ròng rã mà
quân dân miền Nam đã liên-tục cố gắng, vừa xây-dựng, vừa chiến
đấu để bảo vệ mảnh đất thân yêu của mình. Hơn triệu người đã anh
dũng hi sinh cho lý tưởng tự do, cho cuộc sống hạnh phúc ấm no
thật sự ....................Thì cũng khoảng cách không xa, từ bên kia Hiên
Lương chiếc cầu ngăn đôi dòng sông Bến Hải. Người dân miền Bắc
đã sống thật nghèo khổ cơ cực, họ đã bị kềm kẹp, kiễm soát thật chặt
chẻ dưới chế độ xã hội chủ nghiã. Mọi hình ảnh sinh hoạt, văn minh,
tiến bộ của thế giới tự do bên ngoài đều bị giấu diếm bưng bít qua
bức màn sắt dày đặc. Đó là chủ trương mà các chế độ Cộng sản đã
áp dụng và vẫn còn tồn tại đến hôm nay. Sau khi cưởng chiếm miền
Nam, một khoãng cách xã hội ngày càng rõ nét. Những ngôi biệt thự
tráng lệ nguy nga, những cao ốc nhiều tầng được xây dựng bởi đồng
tiền từ đân nghèo, mà bọn cán-bộ đảng viên đã vơ vét một cách dã
man cho đầy túi tham của chúng. Với đồng tiền không tốn mồ hôi
nước mắt đó con em cuả bọn chúng đã ăn chơi trác táng, tạo nên một
xã hội suy đồi ..... Nhìn lại, là hàng triêu mái nhà tranh rách nát, siêu
vẹo không đủ che nắng mưa, những thân phận nghèo khổ đó phải rời
bỏ quê làng lang thang khắp chốn thị thành để kiếm sống qua ngày,
con cái họ thiếu ăn thiếu mặc, phải bỏ học, hàng ngày chúng bu
quanh những đống rác hôi thúi bẩn thỉu để bơi móc từng chiếc bao
nylon hay bất cứ vật thể thừa thải nào còn tái sử dụng để đổi chác
nuôi thân. Hay đủ tuổi hơn, chúng kiếm sống hàng ngày bằng nhiều
hình thức, như len lỏi quanh những góc phố những quán ăn vĩa hè
để nài nỉ bán từng tờ giấy số, có đứa xin phụ rửa ly chén, lau dọn ở
các quán cà phê, quán phở. Những đồng tiền bán hết cã sức lao động

Tháng mười hai không hai không
   213   214   215   216   217   218   219   220   221   222   223