Page 140 - MUDO79_80
P. 140
Mũ Đỏ 79-80 138
của Đệ Nhị Cộng Hoà (1967-1975) tuy khiêm nhượng và tương đối,
do bị đe dọa hàng ngày bởi cuộc chiến, vẫn cho phép nhân dân miền
Nam sống hạnh phúc trong khuôn khổ nhân quyền được tôn trọng
theo hiến chương Liên Hiệp Quốc và các quyền tự do căn bản nhất
như bầu cử, ngôn luận, hội họp, biểu tình v.v…vẫn được thực thi.
Chủ trương pháp trị, hay thượng tôn pháp luật (rule of law) của cả
hai nền Cộng hòa với bầu cử Quốc hội và Tổng Thống tương đối tự
do; nền hành chánh trung ương và địa phương được điều khiển bởi
các chuyên viên kỹ trị được đào tạo bài bản trong các trường chuyên
môn (thí dụ nổi bật là trường Quốc gia Hành chánh của miền Nam).
Ở mỗi tỉnh, người tỉnh trưởng là nhân vật chính trị hay quân sự do
Chính phủ trung ương bổ nhiệm, nhưng Phó Tỉnh trường thường là
chuyên viên kỹ trị.
Trái lại, Việt Nam thống nhất bây giờ mới chỉ cổ võ cho bầu cử tự do
nhưng chưa bao giờ được thực hiện trong thực tế qua các cuộc ứng
cử và bầu cử các Hội đồng Nhân dân và Đại biểu Quốc hội.
Tương tự, Việt Nam bây giờ mới bắt đầu học hỏi kinh nghiệm về cải
cách hành chánh như dưới thời VNCH và cử chuyên viên kỹ trị ở
cấp trung ương và địa phương.
Quốc hội Việt Nam bây giờ mới sửa soạn các dự thảo luật đề nghị
bổ sung thẩm quyền của Thủ tướng trong việc áp dụng những mô
hình mới về tổ chức bộ máy từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan
thuộc chính phủ trung ương, và chính quyền địa phương cấp Tỉnh
và cấp Huyện.
Theo đó, Thủ tướng cũng có thêm quyền thành lập, sát nhập, hay
giải thể các cơ quan, tổ chức hành chính khác thuộc cấp Tỉnh và cấp
Huyện.
C. Các tổ chức Xã hội Dân sự
Các tổ chức này dưới thời VNCH được tự do thành lập và hoạt động
với qui chế tự trị về cả hành chính và tài chính. Ví dụ như Tổng liên
đoàn Lao công hay các Tổ chức chính trị, xã hội và Hiệp hội.
Còn hiện nay, Nhà nước tìm mọi cách để trì hoãn không trình ra
Quốc hội hai Dự luật lập hội và Biểu tình, mặc dù hai quyền này của
dân đã quy định trong Hiến pháp 2013.
Người dân cũng không được quyền ra báo, như đã duy định trong
"quyền tự do ngôn luận" ở Điều 25 Hiến pháp 2013 viết:
"Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông
Tháng sáu hai không một chín