Page 138 - MUDO79_80
P. 138
Mũ Đỏ 79-80 136
với giấc mơ xưa: Biết đâu sẽ có một ngày?
Di sản cộng hòa cho Việt Nam nay là gì?
A. VNCH và thành công kinh tế thị trường
Dù chưa được quen thuộc nhiều với các định chế kinh tế và tài chính
quốc tế hay các nền kinh tế tư bản lớn, VNCH đã biết sớm theo các
qui luật của nền kinh tế thị trường và nhất là nhấn mạnh vai trò khu
vực tư nhân.
Điều này tương phản hoàn toàn với nền kinh tế VN bây giờ, sau 44
năm thống nhất, vẫn loay hoay với lý thuyết "kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa" mà không ai chứng minh được.
Các thay đổi lớn sau ba thập niên Đổi Mới từ những năm 1986-
1989 đã giúp VN có một bộ mặt tương đối phồn thịnh ở các thành
thị, nhưng đi dần vào bế tắc nếu không có các cải cách thể chế song
hành với cải cách kinh tế ở giai đoạn tới. So sánh thời kỳ 21 năm
dưới VNCH với thời gian ít hơn một nửa so với 44 năm của nước
VN thống nhất, hai di sản kinh tế nổi bật của VNCH là:
Cách mạng Xanh
Đặc biệt là chính sách "Cải Cách Điền Địa" dưới thời Đệ Nhất Cộng
Hòa được tiếp nối bởi "Người Cày Có Ruộng" dưới thời Đệ Nhị
Cộng Hòa, nhằm lấy lại các mảnh ruộng bao la nằm tập trung trong
tay một số nhỏ đại điền chủ từ thời Pháp thuộc, phát đất rộng rãi cho
các tầng lớp nông dân và khuyến khích tự do trồng trọt, nhất là lúa
gạo, để miền Nam tự cường.
Ngoài ra, và quan trọng nhất, là những năm về sau Chính phủ VNCH
đã cho áp dụng một chính sách qui mô cho gieo hạt lúa mới "Thần
Nông" trên toàn vùng đồng bằng Cửu Long, làm tăng gia đột biến
năng suất trồng lúa và mức sản xuất gạo của đất nước, đưa đến cả
khả năng xuất cảng gạo bắt đầu vào năm 1974. Đây là thành tích
kinh tế đáng kể của VNCH khi cuộc chiến tương tàn cũng đi vào
giai đoạn ác liệt nhất.
Nước VN thống nhất sau tháng 4/1975 mới chỉ nhận ra tầm quan
trọng của chính sách sản xuất lúa gạo tự do với Đổi Mới từ năm
1986 khi đến bờ vực của nạn đói, lúc không sản xuất đủ gạo ăn và
dân chúng bắt đầu phải trộn cơm với bo bo từ những năm 1980.
Từ khi chính phủ trung ương ở Hà Nội thay đổi chính sách bằng
"ngòi bút" từ nghị quyết năm 1986 cho phép dùng giá cả và sản xuất
tự do, di chuyển gạo từ vùng thừa sang vùng thiếu, đã làm lại cuộc
Tháng sáu hai không một chín