Page 180 - MUDO 77
P. 180

Mũ Đỏ 77                       176

        - Nếu tôi là một nhà đạo đức thì tôi cũng đồng ý với phát biểu của trò Chín.
        Nhưng vì tôi là một giáo sư dạy Sử nên tôi chỉ trình bày những hành xử
        có tính cách quốc gia của tiền nhân. Chắc tất cả đều biết Châu Ô và Châu
        Rí ngày xưa chính là hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên, trong đó có cố đô
        Huế, của ngày nay. Nhưng tôi nghĩ sự hy sinh cho quyền lợi quốc gia của
        công chúa Huyền Trân đã được tổ quốc ghi ơn, bằng chứng là chúng ta
        đang ngồi ôn lịch sử dưới một mái trường mang tên Huyền Trân.

        Cả lớp vỗ tay râm ran sau khi thầy Trân dứt lời. Đến lượt tôi đưa tay xin
        hỏi trước sự ngạc nhiên của cả lớp vì ai cũng biết bản tính rụt rè của tôi.
        - Thưa thầy, lịch sử có nói đến một tướng nhà Trần tên là Trần Khắc Chung.
        Xin hỏi thầy có tài liệu lịch sử nào xác nhận tướng Trần Khắc Chung là
        người yêu của công chúa Huyền Trân không ?
        Thầy Trân nhìn tôi cười mỉm rồi nói:
        - Tôi chưa đọc được sử liệu nào nói tướng Trần Khắc Chung là người yêu
        của công chúa Huyền Trân. Chỉ biết vua Trần, khi hay tin vua Chế Mân
        đột ngột băng hà, để cứu công chúa Huyền Trân khỏi bị thiêu sống theo
        chồng theo tục lệ người Chàm, đã sai tướng Trần Khắc Chung đem quân
        qua Chiêm giải cứu và đưa công chúa Huyền Trân về lại Việt Nam. Lịch sử
        không ghi về lại Việt Nam công chúa Huyền Trân có tái giá với ai không.
        Nhưng sự tích Huyền Trân sang Chiêm đã là đề tài sáng tác cho giới văn
        nghệ sĩ về sau. Đặc biệt có một bài vọng cổ rất hay nói về mối tình Huyền
        Trân-Trần Khắc Chung. Có trò nào nghe chưa ?
        Cả lớp vang lên tiếng chưa. Con Chín bạo dạn gạ thầy:
        - Chắc thầy ca hay lắm! Xin thầy ca cho tụi em nghe !
        Thầy Trân cười thoái thác :
        - Tôi cũng không thuộc, chỉ nhớ có một câu. Mà không hiểu sao tôi chỉ
        nhớ có câu đó.
        Cả lớp nhao nhao:
        - Một câu cũng được, xin thầy cho nghe!
        Lớp học bỗng trở nên vui nhộn. Thầy Trân đứng trên bục, hai tay nắm sống
        lưng cuốn Sử được dựng đứng, nhìn lên trần lớp học, mắt mơ màng. Sau
        cái tằng hắng, thầy cất cao giọng trầm ấm, xuống câu vọng cổ :
        “Huyền cô ơi! Huyền cô ra đi khiến cho địa thảm, thiên ơơơ ơ... sầu...”
        Thầy Trân ngân dài tiếng “sầu”, mắt rời trần lớp học hướng về chỗ tôi
        ngồi. Cả lớp vỗ tay khen giọng ca “mùi” của thầy. Thầy Trân kín đáo, qua
        câu vọng cổ, thổ lộ cảm tình của thầy với tôi chăng ? Tôi nghe hai má mình
        nóng bừng. Suốt đêm hôm ấy tôi trằn trọc không ngủ với thắc mắc không
        biết thầy Trân đã có ai chưa ? Tôi cho thầy Trân nhiều lắm cũng chỉ 25, 26
        tuổi thôi. Nghe nói thầy tốt nghiệp sư phạm năm rồi và trường Huyền Trân
        là nhiệm sở đầu tiên của thầy. Tôi đi vào giấc ngủ muộn với ước mơ thầy
                          Bốn mươi ba mùa xuôi ngược
   175   176   177   178   179   180   181   182   183   184   185