Page 223 - DacSanMuDo73
P. 223
Muõ ñoû 73 - Boán möôi taùm naêm - Maäu Thaân 221
chờ đợi, cho mình chính chắn hơn. Cho một thời cơ thuận tiện tốt đẹp. Hay
để cho nàng lớn thêm hơn vài tuổi!?

Mấy năm sau biến cố Mậu Thân, chiến tranh leo thang dần. Biết bao đồng
môn, người thân quen nhận giấy tờ trình diện nhập ngũ. Lớp học vắng dần
những khuôn mặtquen thuộc sau môi tựu trường. Truyền hình, tin tức, báo
chí nhắc đến những trận chiến càng ngày càng khốc liệt, tên của những
trận đánh như Ben Hét, Khe Sanh, Dak Tô, Pleime, Đức Cơ, Đồng Xoài…
dần dần đi vào lòng dân. Chị thứ ba của tôi bỏ học dùđang là sinh viên
năm cuối của phân khoa CTKD của ĐH Đà Lạt, và quyết định lấy chồng
là Tiểu Đoàn Trưởng TĐ11 BĐQ khi tiểu đoàn đến giải toả thị xảĐà Lạt
trong vụ CS tấn công vào Tết Mậu Thân. Lần chịđem người yêu về trình
diện gia đình, tôi thích anh liền. Không những vì anh cao ráo vàđiểntrai
mà anh trông rất điềm đạm và thật hào hùng trong bộ đồ rằn ri. Có lẻ cũng
từđó tôi có suy nghĩ nếu muốn lấy cảm tình một người đẹp, chắc tôi phải
tạo cho mình một hình ảnh sắc đá oai hùng của một chàng trai đúng nghĩa
của thời chiến. Đúng với hình ảnh “Em là gái trong khung cửa, Anh là mây
bốn phương trời…”

Do sự đổ nát điêu tàn của thành phố Huế trong Tết Mậu Thân, Chính Phủ
trung ương thành lập ủy ban trùng tu và tái thiết Huế để xây dựng lại các
cơ sở bị tàn phá cũng như để tạo thêm niềm tin cho dân Huế nói riêng và
toàn dân trong nước nói chung. Linh Mục Cao Văn Luận, trước đây là
Viện Trưởng viện ĐH Huế, nhận lãnh trách nhiệm khó khăn đó. Khoảng
gần cuối tháng 2 của mùa Xuân 1970, nhà văn Nhã Ca, từ một phái đoàn
đến thăm Huế, ghé đến trường Đồng Khánh trong một ngày mưa và lạnh,
tặng hai trăm ngàn đồng cho trường xây dựng lại phòng thí nghiệm hóa
học và vạn vật bị hư hại nặng. Hồi đó tôi vẫn ở trong trường với Măng tôi
nên đã chứng kiến cảnh Chị khoát tay người em gái là học sinh tại trường
đi dưới mưa với bà Hiệu Trưởng và cô phụ tá giữa rừng vô tay cám ơn
ngập trời của các học sinh toàn trường. Qua ngày hôm sau, Nhã Ca đến
trường YK Huế của tôi, cũng trao tặng hai trăm ngàn đồng trong một buổi
lểđơn sơ nhưng trang trọng gồm có sự hiện diện của GS. Khoa Trưởng,
ban Giáo Sư, ông Tỉnh Trưởng và một số thân hào nhân sĩ cùng đại diện
Sinh Viên YK.


Thật là một cử chỉcao quýđáng khâm phục, nhất làsau đó tôi được biết
nhà văn nữ này đã chia sẻ tiền bán sách “Giải Khăn Sô Cho Huế” của
mình giúp đở xứ mẹ. Nhưng không phải vì vậy mà cuốn sách trở thành
nổi tiếngở Huế và toàn quốc. Mà chính do nó lột tả được sự thật của
thảmtrạng, tư thù, ân oán, dã man của những cá nhân vốn nằm vùng và

...Böôùc vaøo Thaønh noäi - Traêm hoï yeân vui...
   218   219   220   221   222   223   224   225   226   227   228