Page 218 - DacSanMuDo73
P. 218
216 Muõ ñoû 73 - Boán möôi taùm naêm - Maäu Thaân
cháu về chuyện học hành, gia cảnh nếu đã lập gia đình, trước khi nói lời
chúc đầu năm. Có những năm, tất cả các cháu được cho đứng sát với nhau
và đồng quỳ lạy chúc mừng ông bà Nội một lần, sau khi một cháu lớn nhât
đại diện mởđâu lời Mừng Tết ông bà Nội..
Kế tthế hệ cháu đến thế hệ chắc, cùng quỳ lạy chung một lúc trong khi
chắc lớn tuổi nhất trong đám nói lời cầu chúc ông bà Cố, với sự nhắc lời,
trợ giúp của bậc cha mẹ bên ngoài. Trong những cái Tết trước khi ông Nội
tôi mất vào năm 1962, ông bà Nội tôi đã có trên cả chục đứa chít.
Xong lể mừng tuổi ông bà Nội, các người con cùng dâu rể bước đến gần
trò chuyện thân mật hơn, rót trà rượu đưa mời Thầy Mạ của mình. Đó là
lúc tôi thoáng thấy các phong bìđỏ được đưa vào tayông Nội và cả bà Nội.
Sau đó, Bà Nội mới thủng thỉnh mời tất cả mọi người vào nhà lớn thưởng
thức các món Tết. Tôi nhìn thấy đủ loại mứt, từ mứt hột sen, mứt thơm,
mứt dừa, mứt gừng, mứt mãng cầu, mứt kim quật, mứtkhoai, mứt củ sen,
đậu phụng ngào, hột dưa…cho đến các món mặn như nem, chả heo, chả
bò, chả thủ, tré, thịt quay, gà nấu đậu, vịt nấu măng khô, cải xanh nấu với
giò heo, xôi lập xưởng & tôm khô, xôi gấc, rồi bánh tét dưa món, bánh
tét chiên, củ hành dầm nước mắm, củ kiệu, bánh chưng, bánh su sê, bánh
thuẫn, bánh bột nếp, bánh hột sen và đậu xanh cái tròn cái vuông gói trong
giấy kiếng nhiều màu sặc sở…Bao nhiêu món ngon vật lạ dọn bày trên
mấy cái bàn khiến tôi nhìn vào thấy no mắt, và no luôn cả bụng vì mãi ham
rượt đuổi nhau bên ngoài. Bao nhiêu hương vị ngọt ngào, hiếm quý và cổ
truyền của một cái Tết Âm Lịch do chính tay bà Nội làm cùng các người
con trong gia đình đem đến từ ngày hôm trước. Khi lớn hơn vàở xa hơn,
tôi cũng đã từng đạp xeđạp đem đồ Tết của nhà mình đến biếu ông bà Nội.
Buổi ăn chấm dứt, đại gia đình xúm xít lập sòng chơi đổ tam hường, chơi
bài cartê (5 lá bài), bài xì lắc, tứ sắc, bài xịp…Tiếng la hét của người hên
bạc kẻ thua tiền, tiếng reo hò vui cười, chọc ghẹo hòa cùng với tiếng xoang
xoảng của những con súc sóc đổ trong tô sứ, tiếng pháo lẻ nổđìđùng ngoài
sân từ lũ con nít chúng tôi làm không khí Mùng Một Tết thêm hào hừng.
Sau phần chúc Tếtông bà Nội, các gia đình lần lượt kéo nhau đến đạp đất
từng nhà một, nhà Bác trước rồi đến nhà các cô, chú, lập lại màn chúc Tết
nhau, rồi ăn uống, và lì xì cho con nít. Truyền thống này vẫn tiếp nối dù
sau này chỉ còn có bà Nội, vẫn trang trọng vàấm cúng dù mức độ nhỏ hơn
vì số con cháu thưa dần với các anh chị con bác và cô chú vì sinh kế, lập
gia đình vàđi học nơi xa nên khó về.
Đó là những năm tháng thanh bình tại Huế, nơi tôi được nuôi dưỡng, lớn
lên và đến trường, trước cuộc Cách Mạng tháng 11 năm 1963. Tiếp theo là
những năm của phong trào sinh viên Phật Giáo tranh đấu bạo động, những
...Böôùc vaøo Thaønh noäi - Traêm hoï yeân vui...
cháu về chuyện học hành, gia cảnh nếu đã lập gia đình, trước khi nói lời
chúc đầu năm. Có những năm, tất cả các cháu được cho đứng sát với nhau
và đồng quỳ lạy chúc mừng ông bà Nội một lần, sau khi một cháu lớn nhât
đại diện mởđâu lời Mừng Tết ông bà Nội..
Kế tthế hệ cháu đến thế hệ chắc, cùng quỳ lạy chung một lúc trong khi
chắc lớn tuổi nhất trong đám nói lời cầu chúc ông bà Cố, với sự nhắc lời,
trợ giúp của bậc cha mẹ bên ngoài. Trong những cái Tết trước khi ông Nội
tôi mất vào năm 1962, ông bà Nội tôi đã có trên cả chục đứa chít.
Xong lể mừng tuổi ông bà Nội, các người con cùng dâu rể bước đến gần
trò chuyện thân mật hơn, rót trà rượu đưa mời Thầy Mạ của mình. Đó là
lúc tôi thoáng thấy các phong bìđỏ được đưa vào tayông Nội và cả bà Nội.
Sau đó, Bà Nội mới thủng thỉnh mời tất cả mọi người vào nhà lớn thưởng
thức các món Tết. Tôi nhìn thấy đủ loại mứt, từ mứt hột sen, mứt thơm,
mứt dừa, mứt gừng, mứt mãng cầu, mứt kim quật, mứtkhoai, mứt củ sen,
đậu phụng ngào, hột dưa…cho đến các món mặn như nem, chả heo, chả
bò, chả thủ, tré, thịt quay, gà nấu đậu, vịt nấu măng khô, cải xanh nấu với
giò heo, xôi lập xưởng & tôm khô, xôi gấc, rồi bánh tét dưa món, bánh
tét chiên, củ hành dầm nước mắm, củ kiệu, bánh chưng, bánh su sê, bánh
thuẫn, bánh bột nếp, bánh hột sen và đậu xanh cái tròn cái vuông gói trong
giấy kiếng nhiều màu sặc sở…Bao nhiêu món ngon vật lạ dọn bày trên
mấy cái bàn khiến tôi nhìn vào thấy no mắt, và no luôn cả bụng vì mãi ham
rượt đuổi nhau bên ngoài. Bao nhiêu hương vị ngọt ngào, hiếm quý và cổ
truyền của một cái Tết Âm Lịch do chính tay bà Nội làm cùng các người
con trong gia đình đem đến từ ngày hôm trước. Khi lớn hơn vàở xa hơn,
tôi cũng đã từng đạp xeđạp đem đồ Tết của nhà mình đến biếu ông bà Nội.
Buổi ăn chấm dứt, đại gia đình xúm xít lập sòng chơi đổ tam hường, chơi
bài cartê (5 lá bài), bài xì lắc, tứ sắc, bài xịp…Tiếng la hét của người hên
bạc kẻ thua tiền, tiếng reo hò vui cười, chọc ghẹo hòa cùng với tiếng xoang
xoảng của những con súc sóc đổ trong tô sứ, tiếng pháo lẻ nổđìđùng ngoài
sân từ lũ con nít chúng tôi làm không khí Mùng Một Tết thêm hào hừng.
Sau phần chúc Tếtông bà Nội, các gia đình lần lượt kéo nhau đến đạp đất
từng nhà một, nhà Bác trước rồi đến nhà các cô, chú, lập lại màn chúc Tết
nhau, rồi ăn uống, và lì xì cho con nít. Truyền thống này vẫn tiếp nối dù
sau này chỉ còn có bà Nội, vẫn trang trọng vàấm cúng dù mức độ nhỏ hơn
vì số con cháu thưa dần với các anh chị con bác và cô chú vì sinh kế, lập
gia đình vàđi học nơi xa nên khó về.
Đó là những năm tháng thanh bình tại Huế, nơi tôi được nuôi dưỡng, lớn
lên và đến trường, trước cuộc Cách Mạng tháng 11 năm 1963. Tiếp theo là
những năm của phong trào sinh viên Phật Giáo tranh đấu bạo động, những
...Böôùc vaøo Thaønh noäi - Traêm hoï yeân vui...