Page 62 - MuDo65
P. 62
62
suy nghĩ: “nhắc nhở những chuyện buồn nào có ích lợi gì cho ai.
Có thể sau này sẽ nhắc lại. nhưng là sau này khi chiến tranh đã kết
thúc. Còn bây giờ điều cốt yếu là phải biết chịu đựng một cách gan
góc những mất mát đã có, có thể còn sẽ có, cho tới ngày giành được
thắng lợi hoàn toàn “Đó cũng là suy nghĩ chung của con người
đương thời...”


Vì cái suy nghĩ chung ấy mà những nhân vật của tiểu thuyết miền
Bắc và tiểu thuyết trong nước hiện giờ bị đóng khung cứng nhắc
trong những khuôn khổ ấn định nên nhiều khi là những hình nộm để
phục vụ cho mục tiêu tuyên truyền và đánh bóng chế độ. Như vậy
làm sao lột tả được những phức tạp của cuộc sống. Cũng như làm
sao để có thể có những mẫu nhân vật đầy chất nhân bản và có suy
tư cũng như hành động hợp với lẽ tự nhiên không gượng gạ cứng
nhắc và giả tạo.


Trong hai mươi năm văn học miền Nam hay ở văn chương Việt
Nam hải ngoại, chân dung người lính được nhìn ngắm từ nhiều góc
độ. Không có một khuôn khổ nào được ấn định cho những chân
dung người lính ấy. Và không phải lúc nào cũng là những lời lẽ cổ
võ chiến tranh. Cái tâm tư không muốn tham dự cuộc chiến nhưng
vẫn phải vào cuộc hay sự suy nghĩ của những người tình nguyện đi
vào binh nghiệp, có khi tưởng như tương phản nhau nhưng lại là
phản ánh trung thực của cả một thế hệ tuổi trẻ lớn lên trong thời kỳ
chiến tranh.
Trong khung cảnh của một đất nước chiến tranh, mùa xuân vẫn là
một dịp để nhớ nhung, hay một dịp để nhìn vào tương lai sắp tới với
những hy vọng. Ngày đầu năm ở quân trường, ngày tân xuân ở chiến
trường, những nhà văn, nhà thơ mang áo lính đã sống trong không
khí đặc biệt, trộn lẫn buồn vui, chán chường, hy vọng, thương đời
và thương mình. Trong những tác phẩm viết về chiến tranh ấy, nhân
ngày đầu xuân, chúng ta thử đi vào những không gian riêng, thời
gian riêng của những người lính. Mặc dù, chế độ Cộng sản đương
thời muốn xóa nhòa đi hình ảnh nền văn học ấy nhưng xem ra ý định
ấy đã thất bại. Chẳng có chế độ nào thành công trong việc phần thư
khánh nho, cho dù là chế độ Tần Thủy Hoàng ngày xưa đến Cộng
sản Việt Nam bây giờ…
   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67