Page 61 - MuDo65
P. 61
61
chiến sĩ, chiến đấu ngay cả khi hòa bình. Đó cũng là một chính sách
của chế độ như Phạm Văn Đồng tuyên bố :
“Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, chủ nghĩa anh hùng cách
mạng không chỉ thể hiện ở một số người ưu tú nhất, mà đang trở
thành nếp sống, chiến đấu và lao động của hàng triệu quần chúng,
thuộc mọi lứa tuổi và mọi tầng lớp nhân dân; chủ nghĩa anh hùng
cách mạng không chỉ nẩy nở ở những mặt trận đấu tranh quyết liệt
với quân thù mà đang mở rộng toàn diện khắp mọi nơi... Chủ nghĩa
anh hùng cách mạng không chỉ bùng lên đột xuất trong những giờ
phút thử thách gay go nhất mà đang diễn ra thường xuyên hàng
ngày, hàng giờ trong quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài bền
bỉ...”
Chân dung người lính Cộng sản được vẽ ra toàn thiện toàn mỹ với
đầy những nét hy sinh cang cường mưu trí và nhất là trung thành vô
hạn với chế độ với lãnh tụ. Cả đến khi gần với cái chết cũng không
sợ hãi và dù trước những cám dỗ vật chất cũng không chuyển lòng.
Những mô tả khác với ấn định ấy, dù có nét chân thực của tự nhiên
con người cũng bị phê phán, cấm đoán. Những tiểu thuyết như “Cái
Gốc“ của Nguyễn Than h Long, truyện ngắn “Một đêm đợi tàu” của
Đỗ Phú, hay tùy bút “Tình rừng” của Nguyễn Tuân, … đã bị kết tội
“xu hướng lấy cái tầm thường yếu đuối của mình mà gán cho nhân
vật theo kiểu lấy bụng ta suy ra bụng người” Hay những bài thơ
“Vòng Trắng“ của Phạm Tiến Duật, như “Tâm sự với Thúy Kiều“
của Lý Phương Liên, hay những bài thơ của Dư Thị Hoàn... cũng bị
phê phán, là dao động, ủy mị, có những suy nghĩ tiêu cực đi ngược
lại chính sách của Đảng.
Trần Đình Sử trong bài “Con người trong văn học Việt Nam sau
1945” viết :
“Điều quan trọng ở đây là quan niệm về con người bất khả xâm
phạm bất khả chiến thắng luôn luôn lạc quan yêu đời nó là lõi cốt
cho nhiều sáng tác thể hiện tìm tòi.”
Con người văn học chống Mỹ xa lạ với những nét đau thương
mềm yếu, những đôi mắt trống không buồn thảm. Tính chất tuyên
truyền cổ võ không thiếu trong những gương mặt này. Nhưng đó là
những gương măt rất thật. Bởi đó là gương mặt của người chiến đấu
và quyết thắng. Một nhân vật của Nguyễn Khải (Đường Trong Mây)
chiến sĩ, chiến đấu ngay cả khi hòa bình. Đó cũng là một chính sách
của chế độ như Phạm Văn Đồng tuyên bố :
“Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, chủ nghĩa anh hùng cách
mạng không chỉ thể hiện ở một số người ưu tú nhất, mà đang trở
thành nếp sống, chiến đấu và lao động của hàng triệu quần chúng,
thuộc mọi lứa tuổi và mọi tầng lớp nhân dân; chủ nghĩa anh hùng
cách mạng không chỉ nẩy nở ở những mặt trận đấu tranh quyết liệt
với quân thù mà đang mở rộng toàn diện khắp mọi nơi... Chủ nghĩa
anh hùng cách mạng không chỉ bùng lên đột xuất trong những giờ
phút thử thách gay go nhất mà đang diễn ra thường xuyên hàng
ngày, hàng giờ trong quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài bền
bỉ...”
Chân dung người lính Cộng sản được vẽ ra toàn thiện toàn mỹ với
đầy những nét hy sinh cang cường mưu trí và nhất là trung thành vô
hạn với chế độ với lãnh tụ. Cả đến khi gần với cái chết cũng không
sợ hãi và dù trước những cám dỗ vật chất cũng không chuyển lòng.
Những mô tả khác với ấn định ấy, dù có nét chân thực của tự nhiên
con người cũng bị phê phán, cấm đoán. Những tiểu thuyết như “Cái
Gốc“ của Nguyễn Than h Long, truyện ngắn “Một đêm đợi tàu” của
Đỗ Phú, hay tùy bút “Tình rừng” của Nguyễn Tuân, … đã bị kết tội
“xu hướng lấy cái tầm thường yếu đuối của mình mà gán cho nhân
vật theo kiểu lấy bụng ta suy ra bụng người” Hay những bài thơ
“Vòng Trắng“ của Phạm Tiến Duật, như “Tâm sự với Thúy Kiều“
của Lý Phương Liên, hay những bài thơ của Dư Thị Hoàn... cũng bị
phê phán, là dao động, ủy mị, có những suy nghĩ tiêu cực đi ngược
lại chính sách của Đảng.
Trần Đình Sử trong bài “Con người trong văn học Việt Nam sau
1945” viết :
“Điều quan trọng ở đây là quan niệm về con người bất khả xâm
phạm bất khả chiến thắng luôn luôn lạc quan yêu đời nó là lõi cốt
cho nhiều sáng tác thể hiện tìm tòi.”
Con người văn học chống Mỹ xa lạ với những nét đau thương
mềm yếu, những đôi mắt trống không buồn thảm. Tính chất tuyên
truyền cổ võ không thiếu trong những gương mặt này. Nhưng đó là
những gương măt rất thật. Bởi đó là gương mặt của người chiến đấu
và quyết thắng. Một nhân vật của Nguyễn Khải (Đường Trong Mây)