Page 243 - MUDO 81
P. 243

Mũ Đỏ 81                                                  241

có người mang đến những khoản USD lớn xin mua thì tại sao phải

ngại ngần. Số tiền đề nghị bán là 1 triệu USD nhưng sau nhiều lần

đàm phán đã được chốt giá 650.000 USD, cả lúc đó và muôn đời

sau, đó là một cái giá rẻ bèo cho các báu vật nầy.

Thương vụ diễn ra nhanh chóng đến mức không ai kịp can thiệp.

Ông Phạm Khương kể khi tỉnh Lâm Đồng một lần nữa hay biết về

quyết định đó đã triệu tập một cuộc họp suốt 3 ngày liền để tìm

cách giữ lại những chiếc đầu máy răng cưa. Nhưng “tiền trao cháo

múc”, tháng 8.1990 khi mọi người đang họp thì phía Thụy Sĩ đã đưa

xe đặc chủng lên tới Đà Lạt. Và cứ vậy, lần lượt những chiếc đầu

máy và toa tàu răng cưa rời D’ran, rời Eo Gió, vượt Kronphra về

Tháp Chàm rồi thẳng cảng Vũng Tàu, xuống tàu biển Thụy Sĩ. Câu

chuyện về thương vụ bán những đầu máy răng cưa ấy đã vĩnh viễn

đóng chặt giấc mơ nối lại tuyến đường xe lửa răng cưa trong ông

Phạm Khương và rất nhiều người. Nhưng với người Thụy Sĩ lại mở

ra một chương mới về sự hồi sinh của tuyến đường răng cưa mà từ

nhiều thập kỷ trước đó, họ đã không còn đầu máy để chạy.

Chỉ hai tháng sau khi những đầu máy răng cưa rời Đà Lạt, ông

Phạm Khương đã nhận được bưu phẩm của kỹ sư Ralph Schorno từ

nhà ga Jungfraujoch. Đó là một cuốn sách rất dày, in những tấm ảnh

màu trên nền giấy tốt, kể lại hành trình tìm ra đầu máy răng cưa ở

Đà Lạt, đưa về Thụy Sĩ. Và cuối sách là những hình ảnh về hai trong

bốn chiếc đầu máy răng cưa mà họ đã khôi phục thành công đang

nhả khói trên đường đèo vượt dãy Alpes. Và rất lịch sự, người Thụy

Sĩ đã không quên đính kèm một tấm bảng trên thành đầu máy, với

dòng chữ về mốc thời gian mà chiếc đầu máy từng chạy trên tuyến

đường Phan Rang–Đà Lạt. Như một sự nhắc nhớ về nguồn cội, nhắc

nhớ về cả một nỗi đau trong những người Việt Nam từng yêu mến

và tự hào về con đường răng cưa đã mất.

* Trong quá trình xây dựng và khai thác Thiết lộ Lâm Viên, Công

ty Hỏa xa nhà nước CFI nhập cảng vào Việt Nam các đầu máy chạy

được trên đường rầy răng cưa theo bốn đợt như bảng bên. Các đầu

máy HG 4/4 được xem là vật hiếm không thể tìm đâu ra ngoài Việt

Nam vì công ty SLM ở Winterthur của Thụy Sĩ (Schweizerische

Lokomotiv und Maschinenfabrik) chỉ chế tạo 7 chiếc đầu máy kiểu

HG 4/4 và công ty MFE (Maschinenfabrik Esslingen) của Đức chế

tạo thêm 2 đầu máy HG 4/4 dựa trên giấy phép nhượng quyền của

Tháng mười hai không hai không
   238   239   240   241   242   243   244   245   246   247   248