Page 39 - MuDoso78
P. 39

Mũ Đỏ 78                       38

        dỗ con.
        Luôn thương yêu mẹ.”
        Black April/Kati Nguyen/sinh viên trường UCLA


        “Có một lần, đứa bạn thân ở trường Berkeley hỏi tôi, “Vậy thì... mầy có
        quen ai là dân tị nạn không?” Điều nầy, ngay lúc ấy, làm cho tôi tỉnh thức.
        Lịch sử và văn hóa của người Mỹ gốc Việt mà tôi lớn lên, chả một ai biết,
        chỉ trừ các bạn người Việt, gia đình và trong cộng đồng.
        Hôm nay, đúng bốn mươi năm tưởng niệm ngày mất Sài Gòn. Với cha mẹ,
        cậu dì, cô chú, ông bà nội ngoại, chỉ có một điều: ngôi nhà và đất nước mà
        họ biết đã trở nên một cơn ác mộng.


        “Ngày 29 tháng 4 là ngày dài nhứt trong đời. Ngày 30 là ngày điên khùng
        nhứt.” – lời Thầy Bắc (thầy dạy tiếng Việt của tôi).
        Vậy, nếu bạn đang nghĩ về câu trả lời cho câu hỏi đó: Đúng. Cha mẹ, ông
        bà, tất cả mọi người trong gia đình tôi, những người trên 40 tuổi đều dính
        dáng đến những sự việc kinh hoàng trong Cuộc Chiến Việt Nam. Nếu bạn
        ngạc nhiên tại sao tôi luôn cương quyết cho là tôi là người Việt – không
        phải là văn hóa đâu, cũng không phải do tôi thích thức ăn Việt Nam hơn,
        hay là tại tôi thích được khác lạ. Thật ra, chỉ vì những kinh nghiệm của
        người Đông Nam Châu Á khác xa với những người Á Châu khác.
        Chúng tôi là một cộng đồng có quá nhiều mất mát trong chiến tranh. Gia
        đình tôi không đến đây vì “Giấc Mơ Hoa Kỳ”, họ đến đây vì họ mất hết
        nhà cửa, ruộng vườn (bị cộng sản cưỡng bức) và họ muốn được sống. Họ
        bị đuổi ra khỏi căn nhà họ, với một ít hành trang, hiểu biết để học hỏi, hòa
        nhập vào đất nước nầy.


        Vậy, với tất cả những điều nầy nằm trong tâm tưởng, tôi rất hãnh diện về
        di sản của tôi và cho cộng đồng người Việt của tôi. Chúng ta đã vượt đến
        với những gì chúng ta có được. Ý chí và lòng khao khát của tôi đến từ cha
        mẹ tôi, người đã hy sinh và chịu nhiều mất mát – bị thương tổn, làm thay
        đổi cả nguyên cuộc đời của họ bởi cuộc chiến mà họ không hề muốn có.
        Bạn nghe thêm nè: Những lần tù đày của mẹ tôi sẽ không bị lãng phí [tù
        vượt biên]. Các người dì, ngồi trên chiếc ghe nhỏ bé, tuổi chỉ bằng lúc
        tôi vào học lớp bảy, lớp tám, đã dám đánh đổi mạng sống để có được tự
        do, sẽ không bị lãng phí. Cha tôi, người đã phải ngồi trong các trại tị nạn
        nhiều năm dài ở nước Phi Luật Tân, đã phải từ bỏ nơi chôn nhau cắt rún,
        sẽ không bị lãng quên. Những điều mà cha mẹ, ông bà tôi và gia đình đã cố
        gắng, không để những căn bịnh về hậu chứng chiến tranh làm tổn thương,
        để nuôi nấng, dạy dỗ những đứa con trong môi trường trong lành, sẽ không
        bị đi vào quên lãng.
                        Tháng sáu hai không một tám
   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44