Page 86 - MUDO 77
P. 86
Mũ Đỏ 77 82
đã từng quen tắm từ khi còn nhỏ . Trên đường đi tôi suy nghĩ tìm cách qui
trách công vụ cho anh . Làm như thế có hai điều lợi thiết thực la : Gia đình
anh sẽ được hưởng 12 tháng lương tử tuât và tôi có thể xin truy thăng cấp
bậc Chuẩn Úy cho anh . Tất cả sự việc này tôi đã làm được và đích thân tôi
đã đến tận tư gia gắn lon Chuẩn Úy cho anh trước khi an táng .
Trở lại vấn đề của Phong . Sau khi chấm dứt Chiến dịch , trở về Trường
, đôi ba lần tôi gọi Phong lên VP/TĐ nói truyện , thường là vào buổi tối .
Trong lúc trò truyện , goi là trò truyện chứ thật tình Phong rât it nói . Chi
da..da...và cám ơn..cám ơn...vậy thôi . Tôi còn nhớ tuyệt đối tôi không
khuyên Phong gì hết mà chỉ gợi lại những tình cảm , những lo lắng của
người Cha cũng như của gia đình . Khi tiếp xúc với Thân Phụ của Phong
, ông Cụ không nhờ vả gì tôi hết nhưng tôi vẫn hiểu ý Cụ muốn gì . Cũng
vậy , tôi không khuyên Phong mà Phong cũng biết ý của tôi , cho nên lần
cuối cùng nói truyên chấm dứt , tôi bắt tay Phong , Phong cám ơn tôi và
nói :
- Em đã quyết định rồi .
Tôi không hỏi Phong đã quyết định gì , vì có hỏi chưa chắc Phong đã nói
Vả lại tôi cũng muốn tôn trọng cái riêng tư của Phong nên đành chờ cho
tới ngày K. 471 tập trung tại Hội Trường để chọn đơn vị .
Cuối cùng thì như mọi người đã biết , Phong tình nguyện về Binh chủng
thiện chiến nhất của QLVNCH : Nhẩy Dù . Trong thâm tâm tôi vẫn thầm
phục một đàn em đầy quả cảm và đày ý chí !
An Lộc rời Trường Mẹ chẳng bao lâu thì tôi nghe tin Phong tử trận
Đám tang của Phong vì bân việc nên tôi khong tham dự được, nhưng it
ngày sau tôi có tới phân ưu cùng gia đình .
Cái chết của Phạm Lê Phong khi về Dù cho đến giờ vẫn là đề tài mà anh
em cùng khóa bàn luận bấy lâu nay. Có phải PLP là người tử trận đầu
tiên của khóa hay không, hay một ai khác? Chúng ta chỉ biết PLP hy sinh
không lâu khi vừa mới ra trường. Phong chết ngày nào, như thế nào không
ai biết rõ. Cái chết của Phong cũng như cái chết của các anh em cùng khóa
khi ra trường đúng vào lúc cuộc chiến đang sôi động và khốc liệt nhất.
Cái chết của Pham Lê Phong sau đó đã được vinh danh như một anh hùng,
cũng như bao nhiêu anh em khác cũng đã hy sinh trong cuộc chiến vừa
qua: Họ chết để chúng ta được sống!
Trong suốt thời gian hình thành trường sĩ quan Trừ Bị Thủ Đức cho đến
thời điểm đó, có lẽ khóa 4/71 là khóa không được hưởng phép 7 ngày sau
Bốn mươi ba mùa xuôi ngược