Page 117 - DACSAN71
P. 117
117 Muõ Ñoû 71- Xuaân AÙt Muøi - 2015
vào chân, bác sĩ nói an tâm không bị cưa chân.
- Kể ra tụi mày cũng còn may, chưa chết. Thế mai này vết
thương lành, tụi mày có tiếp tục nhảy dù cố gắng hay lại teo bu ri? Thôi
nằm đây, tao đi nhờ quan tubip đặc trách tại đây đưa tụi mày về Saigon
chuyến tản thương sớm nhất.
Nói về các quan tubip và y tá của nhảy dù, trong quân lực
nếu tôi nhớ không lầm, chỉ có hai đơn vị tổng trừ bị là Nhảy Dù và Thủy
Quan Lục Chiến, cấp tiểu đoàn có các bác sĩ đi theo hành quân cùng đon
vị, Truyện về các quan tubip và y tá thuốc đỏ của Nhảy Dù không nhiều.
Tuy nói vậy, chứ ngoài khả năng chuyên môn, các quan tubip cũng có
thêm nhiều nghề phụ. Nổi tiếng giới văn sĩ có bác sĩ Lê Văn Châu, bút hiệu
Trang Châu với tập truyện, “Y Sĩ Tiền Tuyến” từng chiếm giải văn học.
Quan tubip Phạm Gia Cổn, vị tubip “độc cô vô nhị” do
bởi nhiều khả năng khá nghịc lý nơi con người của ông, theo như mấy ông
tử vi tướng số luận bàn: ông là bác sĩ quân y nổi tiếng trước 75 của Nhảy
Dù, sang đây là giảng sư xuất sắc hai năm liền tại trường đại học y khoa
UCLA, võ sư đệ bát đẳng Tae Kwon Do và cũng là một nhạc sĩ tài hoa chơi
kèn saxophone, viết sách và làm thơ, sáng tác nhạc.
Quan tubip Vũ Khắc Niệm của tiểu đoàn 8, nổi tiếng có
giọng hát trầm ấm, ông hát nhạc tình tiền chiến còn hay hơn cả mấy ca sĩ
nhà nghề và cũng là vị y sĩ thường dẫn dắt các quan trẻ lăn lóc các quán
bar ăn nhậu đến thâu đêm suốt sáng.
Bác sĩ Trần Văn Tính, quan tubip lội rừng các năm xưa
và y sĩ điều trị tại bệnh viện Đỗ Vinh. Sang đây ông tiếp tục leo núi nằm
phơi sương vùng sa mạc Trung Đông, với các anh em binh lính của quân
lực Hoa Kỳ. Bên cạnh nghề cầm ông nghe chữa bệnh, ông còn nghề cầm
microphone tự ứng khẩu nói thao thao bất tận không ngừng nghỉ.
Có một người khá đặc biệt, quan “tubip” Tô Phạm Liệu,
y sĩ trưởng tiểu doàn 11. Khổ người khá to con, có khuôn mặt tròn trĩnh,
ông cũng nổi tiếng về tửu lượng uống khá cao. Trận chiến tại Charlie 72,
Trong tiếng súng nổ vang rền, anh em Dù cũng còn nghe được cả giọng
hò hét của ông, cầm súng dài, kêu gọi tiến lên tiêu diệt bắn địch quân. Do
bởi đặc tính này, anh em Dù bảo nhau, ông y sĩ Mũ Đỏ này cầm súng đáng
giặc giỏi hơn là cầm ống nghe khám bệnh. Và tên của ông được anh em
yêu mến sửa lại, quan y sĩ Tổ Sư Phạm Liều, bởi ông đúng là hạng liều
mạng, điếc không sợ súng khi đơn vị lâm trận.



Các y sĩ quân y khóa 16 YSND 1974. (Trưng Tập Quân Y tình nguyện
vào Nhảy Dù). Từ trái qua phải: Các Y Sĩ Trung Uý Nguyễn Đức Vượng,

Tieåu ñoaøn Quaân Y - Giöû ñôøi cho nhau
   112   113   114   115   116   117   118   119   120   121   122