Page 243 - DACSAN70
P. 243
Muõ Ñoû 70 243
Nam Cộng Hòa đôi khi vẫn liều lĩnh bay lọt qua màng lưới của tử thần
để tản thương và tiếp tế. Việc tiếp tế cho Tống Lê Chân bằng dù khá hiệu
quả, nhưng vì chu vi phòng thủ quá hẹp nên có một số đồ tiếp liệu bị lọt
vào tay địch.
Qua năm 1974, trong khi các phái đoàn “kiểm soát” tranh luận dằng
co, tình hình tại Tống Lê Chân ngày càng nguy ngập sau cả năm trời bị bao
vây. Thời gian càng trôi qua, phần bất lợi càng nghiêng về phía quân trú
phòng. Bị cả sư đoàn địch quân phong tỏa chặt chẽ và bị tấn công thường
xuyên, quân số Biệt Động Quân ngày càng hao hụt không được bổ xung.
Lúc này, Tiểu Đoàn 92 BĐQ chỉ còn lại 255 người, trong số đó có nhiều
thương binh. Việc tiếp tế lại không được đầy đủ vì phi cơ thả dù bị phòng
không chận bắn. Về mặt tinh thần cũng sa sút phần nào vì bị vây hãm quá
lâu ngày và áp lực liên miên . Tuy vậy, Tống Lê Chân vẫn còn đứng vững
như một biểu tượng hùng hồn cho lòng quả cảm và sức chiến đấu kiên
cường của các chiến sĩ Biệt Động Quân.
Nhưng để giữ vững Tống Lê Chân, Quân Lực VNCH tính ra đã phải
trả một giá quá đắt: sự thiệt hại về nhân mạng mỗi ngày một cao, việc
dùng phi cơ để yểm trợ và thả dù tiếp tế đã trở thành một gánh quá nặng
cho Không Quân Việt Nam lúc đó phương tiện không còn được dồi dào
như lúc Hoa Kỳ còn tham chiến. Hơn nữa, tuy Tống Lê Chân chiếm giữ
một vị trí khá quan trọng nhưng vẫn chỉ là một tiền đồn nên giá trị quân
sự không thể so sánh với các căn cứ chính cần phải bảo vệ khác, do đó
không nhất thiết phải giữ bằng mọi giá. Vì không thể chia bớt lực lượng
để yểm trợ Tống Lê Chân, đã đến lúc Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 phải có
một quyết định dứt khoát để giải quyết vấn đề Tống Lê Chân để chấm dứt
tình trạng bất lợi.
Do đó, vào ngày 23 tháng 3/1973, tướng Phạm Quốc Thuần, Tư Lệnh
Quân Đoàn 3 đề nghị với Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH chọn một
trong ba giải pháp sau đây:
1. Mở một cuộc hành quân cấp sư đoàn từ An Lộc để giải tỏa áp lực,
tăng cường, thay thế hay di tản Tiểu Đoàn 92 BĐQ tại Tống Lê Chân.
2. Cho phép thương lượng với Cộng quân, giao Tống Lê Chân cho
chúng để đổi lấy sự di tản an toàn của các chiến sĩ Mũ Nâu trú phòng.
3. Cho lệnh Tiểu Đoàn 92 BĐQ được di tản khỏi căn cứ bằng những
toán nhỏ để tránh bị tiêu diệt hoàn toàn.
Về giải pháp một, theo tình hình lúc đó, toàn bộ vùng Lai Khê, An Lộc
chỉ có đơn độc Sư Đoàn 5 chống giữ, hiện đang phải đương đầu với các
Công Trường 5, 7 và 9 của Cộng quân. Vì vậy, ngay cả việc giữ an ninh
trục lộ huyết mạch 13 cũng còn khó khăn, chưa đủ quân số, nói chi đến
việc mở đường tới tận Tống Lê Chân để tăng viện? Hơn nữa, dù một sư
đoàn có thể đảm đương trọng trách tiếp viện, nhưng kiếm đâu ra sư đoàn
Kyõ Nieäm Ngaøy Quaân Löïc 19 thaùng 6, 2014
Nam Cộng Hòa đôi khi vẫn liều lĩnh bay lọt qua màng lưới của tử thần
để tản thương và tiếp tế. Việc tiếp tế cho Tống Lê Chân bằng dù khá hiệu
quả, nhưng vì chu vi phòng thủ quá hẹp nên có một số đồ tiếp liệu bị lọt
vào tay địch.
Qua năm 1974, trong khi các phái đoàn “kiểm soát” tranh luận dằng
co, tình hình tại Tống Lê Chân ngày càng nguy ngập sau cả năm trời bị bao
vây. Thời gian càng trôi qua, phần bất lợi càng nghiêng về phía quân trú
phòng. Bị cả sư đoàn địch quân phong tỏa chặt chẽ và bị tấn công thường
xuyên, quân số Biệt Động Quân ngày càng hao hụt không được bổ xung.
Lúc này, Tiểu Đoàn 92 BĐQ chỉ còn lại 255 người, trong số đó có nhiều
thương binh. Việc tiếp tế lại không được đầy đủ vì phi cơ thả dù bị phòng
không chận bắn. Về mặt tinh thần cũng sa sút phần nào vì bị vây hãm quá
lâu ngày và áp lực liên miên . Tuy vậy, Tống Lê Chân vẫn còn đứng vững
như một biểu tượng hùng hồn cho lòng quả cảm và sức chiến đấu kiên
cường của các chiến sĩ Biệt Động Quân.
Nhưng để giữ vững Tống Lê Chân, Quân Lực VNCH tính ra đã phải
trả một giá quá đắt: sự thiệt hại về nhân mạng mỗi ngày một cao, việc
dùng phi cơ để yểm trợ và thả dù tiếp tế đã trở thành một gánh quá nặng
cho Không Quân Việt Nam lúc đó phương tiện không còn được dồi dào
như lúc Hoa Kỳ còn tham chiến. Hơn nữa, tuy Tống Lê Chân chiếm giữ
một vị trí khá quan trọng nhưng vẫn chỉ là một tiền đồn nên giá trị quân
sự không thể so sánh với các căn cứ chính cần phải bảo vệ khác, do đó
không nhất thiết phải giữ bằng mọi giá. Vì không thể chia bớt lực lượng
để yểm trợ Tống Lê Chân, đã đến lúc Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 phải có
một quyết định dứt khoát để giải quyết vấn đề Tống Lê Chân để chấm dứt
tình trạng bất lợi.
Do đó, vào ngày 23 tháng 3/1973, tướng Phạm Quốc Thuần, Tư Lệnh
Quân Đoàn 3 đề nghị với Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH chọn một
trong ba giải pháp sau đây:
1. Mở một cuộc hành quân cấp sư đoàn từ An Lộc để giải tỏa áp lực,
tăng cường, thay thế hay di tản Tiểu Đoàn 92 BĐQ tại Tống Lê Chân.
2. Cho phép thương lượng với Cộng quân, giao Tống Lê Chân cho
chúng để đổi lấy sự di tản an toàn của các chiến sĩ Mũ Nâu trú phòng.
3. Cho lệnh Tiểu Đoàn 92 BĐQ được di tản khỏi căn cứ bằng những
toán nhỏ để tránh bị tiêu diệt hoàn toàn.
Về giải pháp một, theo tình hình lúc đó, toàn bộ vùng Lai Khê, An Lộc
chỉ có đơn độc Sư Đoàn 5 chống giữ, hiện đang phải đương đầu với các
Công Trường 5, 7 và 9 của Cộng quân. Vì vậy, ngay cả việc giữ an ninh
trục lộ huyết mạch 13 cũng còn khó khăn, chưa đủ quân số, nói chi đến
việc mở đường tới tận Tống Lê Chân để tăng viện? Hơn nữa, dù một sư
đoàn có thể đảm đương trọng trách tiếp viện, nhưng kiếm đâu ra sư đoàn
Kyõ Nieäm Ngaøy Quaân Löïc 19 thaùng 6, 2014