Page 238 - DACSAN70
P. 238
238 Muõ Ñoû 70
của Biệt Động Quân/Quân Lực VNCH.

TIỀN ĐỒN CÔ ĐƠN
Trại Tống Lê Chân trấn giữ một địa điểm quan yếu, chận ngay đường
vào khu Tam Giác Sắt và án ngữ vùng Mỏ Vẹt, Lưỡi Câu thuộc Cam Bốt.
Đây là những an toàn khu và cũng là đại bản doanh Cục R của Việt Cộng,
giống như hai mũi dao nhọn chĩa vào cạnh sườn Quân Khu 3. Trong các
trận hành quân vượt biên của Quân Đoàn 3 do Đại Tướng Đỗ Cao Trí chỉ
huy vào năm 1970, trại Tống Lê Chân đã đóng một vai trò quan trọng
trong nhiệm vụ phát hiện và diệt địch. Căn cứ được thiết lập trên một ngọn
đồi cao chừng 50 thước, trông xuống hai con suối nhỏ dân địa phương gọi
là Takon và Neron. Đây là những lạch nước khởi nguồn của sông Saigon
chảy qua Dầu Tiếng, Bến Súc, Phú Cường v.v…. Tống Lê Chân, như trên
đã nói là một trong chuỗi trại Dân Sự Chiến Đấu do Lực Lượng Đặc Biệt
thiết lập dọc theo biên giới Việt-Miên thuộc lãnh thổ Quân Khu 3.
Về vị trí, trại Tống Lê Chân nằm trong vùng ranh giới của hai tỉnh Tây
Ninh và Bình Long, cách An Lộc chừng 15 cây số về hướng Tây Nam và
mũi nhọn của chiếc Mỏ Vẹt chứng 13 cây số về hướng Đông Nam. Dưới
chân căn cứ là con đường 246 nối liền Chiến Khu C và Chiến Khu D của
Việt Cộng. Đây cũng là trục giao liên Nam-Bắc huyết mạch nối liền bản
doanh của Cục R Việt Cộng bên Cam Bốt và vùng Dầu Tiếng với Khu Tam
Giác Sắt của Cộng quân.
Với vị trí chiến lược vô cùng quan trọng có thể kiểm soát được các
trục giao liên Nam-Bắc và Đông-Tây của Cộng quân tại vùng biên giới, lại
trấn giữ sườn Tây cho thị trấn An Lộc, Tống Lê Chân như chiếc gai nhọn
cần phải nhổ bằng mọi giá trên sa bàn trận liệt của địch. Vào mùa hè năm
1972, cùng với các trận cường tập có pháo binh và chiến xa nặng của Cộng
quân vào vùng Lộc Ninh, Chơn Thành và An Lộc, các căn cứ biên phòng
lân cận Tống Lê Chân như Thiện Ngôn, Katum, Bù Gia Mập đã phải di
tản. Tống Lê Chân chơ vơ còn lại như một hải đảo cô đơn giữa biển người
Cộng quân trùng điệp. TỨ BỀ THỌ ĐỊCH
Nhằm mục đích mở rộng đường giao liên cũng như giữ bí mật các cuộc
chuyển quân xâm nhập từ biên giới Miên-Việt vào lãnh thổ Quân Khu 3,
ngày 10 tháng 5 năm 1972, Cộng quân dồn lực lượng đánh biển người vào
căn cứ Tống Lê Chân quyết nhổ cái gai trước mắt. Quyết san bằng căn cứ,
địch quân dùng đại pháo 130 ly cùng với đủ loại súng cối, sơn pháo bắn
phủ đầu như mưa vào căn cứ theo đúng chiến thuật lấy thịt đè người “tiền
pháo hậu xung.” Trận pháo kích khốc liệt này chính thức mở đầu cho gần
hai năm trời vây hãm.
Sau loại pháo vòng cầu, nhiều đợt pháo cấp tập bắn thẳng vào Tống
Lê Chân như muốn san bẳng căn cứ nhỏ bé nằm lẻ loi trên ngọn đồi. Trong
Kyõ Nieäm Ngaøy Quaân Löïc 19 thaùng 6, 2014
   233   234   235   236   237   238   239   240   241   242   243