Page 241 - DACSAN70
P. 241
Muõ Ñoû 70 241

quân lượm dù bên ngoài. Sau này, khi rút tỉa kinh ngiệm, Không Quân
VNCH đã hoàn chỉnh được kỹ thuật thả dù tiếp tế nên số lượng đồ tiếp vận
thất thoát không còn dáng kể.
Riêng các phi cơ trực thăng, phương tiện duy nhất để tản thương hay
chở quân tăng viện không thể nào bay lọt lưới phòng không dầy đặc của
địch. Nhiều toán trực thăng đã liều lĩnh bay vào Tống Lê Chân chẳng
những không đạt được nhiều thành công, lại bị thiệt hại khá nặng. Trong
khoảng thời gian từ tháng 10 năm 1973 đến cuối tháng 1 năm 1974, có
khoảng 20 phi vụ trực thăng nhằm tản thương và tiếp tế cho Tống Lê Chân,
nhưng chỉ có 6 trực thăng hạ cánh được, trong số này có 3 chiếc bị bắn hư
hại trên bãi đáp.
Cuối tháng 12 năm 1973, một trực thăng Chinook CH-47 cũng bị
bắn rơi khi hạ cánh. Đây là chiếc trực thăng thứ 13 bị trúng đạn phòng
không địch chỉ nội trong tháng 12 năm 1973. Thiệt hại về phía Không
Quân VNCH gồm 9 chết, 36 bị thương. Tới tháng 1 năm 1974 tức là một
năm sau khi ký kết hiệp định ngưng bắn, vẫn còn có 12 chiến sĩ Biệt Động
Quân bị thương nặng vẫn chưa được tản thương khỏi căn cứ. NGƯNG
CHIẾN KIỂU VIỆT CỘNG
Tuy căn cứ Tống Lê Chân bị Cộng quân khởi sự tấn công vào tháng
5 năm 1972, nhưng bị vây hãm và tấn công dữ dội nhất vào lúc thỏa ước
nhưng bắn được thi hành tại Việt Nam theo khuôn khổ hiệp định Paris.
Đây cũng là một điểm đặc biệt có một không hai trong cuộc chiến tại Việt
Nam cũng như trong lịch sử chiến tranh thế giới: môt hiệp ước ngưng bắn
bị vi phạm ngay sau khi vừa ký kết. Cộng quân, có lẽ đang cay cú vì thất
bại chua cay không chiếm được An Lộc, nay cố chiếm một mảnh đất khỉ
ho cò gáy gần biên giới Việt-Miên để có một chỗ cho Cục R ra mắt.
Trong lúc toàn thể thế giới thở phài nhẹ nhỏm vì ngòi lửa chiến tranh
tại Việt Nam có thể đưa đến hiểm họa chiến tranh giữa hai khối Tư Bản
và Cộng Sản không còn nữa, thì tại Tống Lê Chân, Tiểu Đoàn 92 BĐQ
vẫn đơn độc ngày ngày hứng pháo và dành dựt với Cộng quân từng thước
đất để sống còn. Tuy Cộng quân công khai vi phạm thỏa ước ngưng bắn,
nhưng người bạn đồng minh Hoa Kỳ của Việt Nam Cộng Hòa vẫn dửng
dưng không hề có một lời phản đối dù lấy lệ, dường như còn say men rượu
mừng vì đã tìm thấy “ánh sáng ở cuối đường hầm.”
Dĩ nhiên họ cũng chẳng có một phản ứng hay hành động tích cực nào
thuận lợi cho Việt Nam Cộng Hòa. Ngay cả Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát
Đình Chiến cũng không can thiệp. Vì vậy, trước những vi phạm trắng trợn
và lộ liễu của Cộng quân tại Tống Lê Chân, trong phiên họp ngày 17 tháng
3 năm 1973, trưởng phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa là tướng Dư Quốc
Đống đã phải đặt vấn đề Tống Lê Chân lên bàn hội nghị với ba giải pháp
như sau:
Kyõ Nieäm Ngaøy Quaân Löïc 19 thaùng 6, 2014
   236   237   238   239   240   241   242   243   244   245   246