Page 38 - DacSan69
P. 38
38 Muõ Ñoû 69























sinh, ở ta ngày xưa ít ai nhớ chính xác ngày sinh tháng đẻ nên vào dịp đầu
xuân thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thấp tuần, cửu tuần… tính theo
tuổi mụ. Ngày tết ngày Xuân cũng là dịp mọi người đang rảnh rỗi, con
cháu tụ tập đông vui.
Cũng vào dịp đầu xuân, người có chức tước khai ấn, học trò sĩ phu khai
bút, nhà nông khai canh, thợ thủ công khai công, người buôn bán mở hàng
lấy ngày: Sĩ, nông, công, thương “tứ dân bách nghệ” của dân tộc ta vốn
cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hội hành thôn làm ăn suôn sẻ, đầu xuân
chọn ngày tốt đẹp, bắt tay lao động sớm, tránh tình trạng cờ bạc, rượu chè,
hội hè đình đám, vui chơi quá đà. Sau ngày mồng một, dù có mải vui tết,
hoặc còn kế hoạch du xuân, đón khách, cũng chọn ngày “khai nghề”, “làm
lấy ngày”.
Nếu như mồng một là ngày tốt thì chiều mồng một đã bắt đầu. Riêng khai
bút thì giao thừa xong, chọn giờ hoàng đạo bắt đầu không kể mồng một là
ngày tốt hay xấu. Người thợ thủ công nếu chưa ai thuê mướn đầu năm thì
cũng tự làm cho gia đình mình một sản phẩm, dụng vụ gì đó (nguyên vật
liệu đã chuẩn bị sẵn). Người buôn bán, vì ai cũng chọn ngày tốt nên phiên
chợ đầu xuân vẫn đông, mặc dầu người bán chỉ bán lấy lệ, người đi chợ
phần lớn là đi chơi xuân.
Tóm lại, ngày Tết là ngày tiêu biểu cho truyền thống văn hoá tốt đẹp của
dân tộc. Giá như phát huy thuần phong mỹ tục đó, từ gia đình ra xã hội,
ai ai cũng đối xử với nhau trên thuận dưới hoà, kính giá yêu trẻ… thì đất
nước quê hương sẽ tươi đẹp, giàu mạnh, bộ máy pháp luật bớt đi bao nhiêu
khó khăn.
Vì sao có tục kiêng hót rác đổ đi trong ba ngày Tết?
Trong “Sưu thần ký” có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ
Thanh Thảo được thủy thần cho một con hầu tên là Như Nguyệt, đem về
Xuân Giáp Ngọ 2014
   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43