Page 118 - DacSan69
P. 118
118 Muõ Ñoû 69
- Sau khi về nước chữa trị xong, tôi sẽ lại tình nguyện sang đây, hy
vọng lúc bấy giờ vẫn còn nguyên tất cả mọi người trong toán. Tôi đáp:
-Yên chí đi, Marino, mọi người sẽ chờ anh, ngày ấy sẽ có cơm
chiên mỗi ngày.
Người thứ ba: Binh nhất William giữ máy truyền tin C 25, quê tại
New York, đang theo học đại học bị gọi nhập ngũ thi hành quân dịch. Da
trắng, không cao lắm, mái tóc vàng hơi quăn, khuôn mặt hình trái soan hơi
dài, đeo cặp kiếng cận thị khá dầy, quần áo lúc nào cũng tương đối gọn
gàng, anh chàng này là con mọt sách, gần như sáng trưa chiếu tối, mỗi khi
có chút thì giờ nhàn dỗi đều lấy sách ra ngồi đọc, có những lúc đọc say mê
gọi không nghe, phải đến gần vỗ vai. Tính tình khá điềm đạm ít nói, sai
bảo làm cái gì làm cái đó không bao giờ thắc mắc. Do đó tôi và Tom thay
vì gọi tên anh, chúng tôi gọi gã robot. Trên vách tường đầu giường ngủ,
anh treo tấm lịch ngày tháng qua đi được gạch chéo, tính từ ngày đến Việt
nam và ngày hết hạn được về nước. Ba tháng trước mùa lễ Giáng sinh.
Tom bảo tôi, phòng 3 hành quân điện cần một nhân viên mang theo máy
truyền tin C 25 đi theo đoàn xe công tác khẩn cấp ngoài Quảng Trị. Chúng
tôi đến hỏi Bill và anh đồng ý nhận lời đi không một điều thắc mắc. Trước
khi đi tôi nhắc nhở:
- Bill, việc anh đi hay không tùy anh quyết định.
- Yên tâm đi, không sao đâu.
Vài ngày sau, phòng 3 hành quân căn cứ báo tin, xe của anh đang di
chuyển trên đường thì bị trúng mìn của cộng quân đã tử nạn. Tin buồn đến
làm chúng tôi đau đớn, nhất là Tom và tôi. Hôm thu dọn hành lý để gởi
về cho gia đình, tấm lịch gạch chéo ngày mãn hạn phục vụ trở về nước
cũng chỉ còn hơn hai tuần lễ. Khi đến, anh là một trong số những người
bị đưa đến mảnh đất xa lạ này để phục vụ và rồi khi sắp sửa mãn hạn thì
số phận lại nghiệt ngã được âm thầm đưa trở vể, trong chiếc quan tài bọc
kẽm phủ quốc kỳ. Bill, thôi thì ở một nơi chốn bình yên nào đó, xin anh
phù trợ cho chúng tôi, những hình hài vẫn chưa hết kiếp người đang tiếp
tục cuộc sống.
Người thứ tư: tên anh là Hollowell, to con mập mạp, bố gốc Châu
Phi, mẹ người Haiwaii, nước da nâu sậm, khuôn mặt khá tròn chĩnh, ăn
nói lễ phép, điềm tĩnh và lỳ lợm, quả xứng đáng là một cựu cầu thủ môn
bóng chày trong thời kỳ ở trung học, không bao giờ chậm trễ đi công tác,
nhiều khi được lệnh đi đột xuất, anh vẫn vui vẻ không bao giờ than vãn.
Câu chuyện về anh khá đặc biệt. Anh quen một cô bán bar trong khu phố
bên ngoài căn cứ. Đa số khách mua hàng là binh lính trong căn cứ. Phố
có hai loại kinh doanh chính. Thứ nhất là các tiệm tạp hóa bán đủ loại thứ
linh tinh, vật kỷ niệm. Thứ hai các quán bar. Cô gái Hollowell quen cũng
khá đẹp và chỉ sau thời gian ngắn biết nhau, họ đi đến quyết định lấy nhau.
Xuân Giáp Ngọ 2014
- Sau khi về nước chữa trị xong, tôi sẽ lại tình nguyện sang đây, hy
vọng lúc bấy giờ vẫn còn nguyên tất cả mọi người trong toán. Tôi đáp:
-Yên chí đi, Marino, mọi người sẽ chờ anh, ngày ấy sẽ có cơm
chiên mỗi ngày.
Người thứ ba: Binh nhất William giữ máy truyền tin C 25, quê tại
New York, đang theo học đại học bị gọi nhập ngũ thi hành quân dịch. Da
trắng, không cao lắm, mái tóc vàng hơi quăn, khuôn mặt hình trái soan hơi
dài, đeo cặp kiếng cận thị khá dầy, quần áo lúc nào cũng tương đối gọn
gàng, anh chàng này là con mọt sách, gần như sáng trưa chiếu tối, mỗi khi
có chút thì giờ nhàn dỗi đều lấy sách ra ngồi đọc, có những lúc đọc say mê
gọi không nghe, phải đến gần vỗ vai. Tính tình khá điềm đạm ít nói, sai
bảo làm cái gì làm cái đó không bao giờ thắc mắc. Do đó tôi và Tom thay
vì gọi tên anh, chúng tôi gọi gã robot. Trên vách tường đầu giường ngủ,
anh treo tấm lịch ngày tháng qua đi được gạch chéo, tính từ ngày đến Việt
nam và ngày hết hạn được về nước. Ba tháng trước mùa lễ Giáng sinh.
Tom bảo tôi, phòng 3 hành quân điện cần một nhân viên mang theo máy
truyền tin C 25 đi theo đoàn xe công tác khẩn cấp ngoài Quảng Trị. Chúng
tôi đến hỏi Bill và anh đồng ý nhận lời đi không một điều thắc mắc. Trước
khi đi tôi nhắc nhở:
- Bill, việc anh đi hay không tùy anh quyết định.
- Yên tâm đi, không sao đâu.
Vài ngày sau, phòng 3 hành quân căn cứ báo tin, xe của anh đang di
chuyển trên đường thì bị trúng mìn của cộng quân đã tử nạn. Tin buồn đến
làm chúng tôi đau đớn, nhất là Tom và tôi. Hôm thu dọn hành lý để gởi
về cho gia đình, tấm lịch gạch chéo ngày mãn hạn phục vụ trở về nước
cũng chỉ còn hơn hai tuần lễ. Khi đến, anh là một trong số những người
bị đưa đến mảnh đất xa lạ này để phục vụ và rồi khi sắp sửa mãn hạn thì
số phận lại nghiệt ngã được âm thầm đưa trở vể, trong chiếc quan tài bọc
kẽm phủ quốc kỳ. Bill, thôi thì ở một nơi chốn bình yên nào đó, xin anh
phù trợ cho chúng tôi, những hình hài vẫn chưa hết kiếp người đang tiếp
tục cuộc sống.
Người thứ tư: tên anh là Hollowell, to con mập mạp, bố gốc Châu
Phi, mẹ người Haiwaii, nước da nâu sậm, khuôn mặt khá tròn chĩnh, ăn
nói lễ phép, điềm tĩnh và lỳ lợm, quả xứng đáng là một cựu cầu thủ môn
bóng chày trong thời kỳ ở trung học, không bao giờ chậm trễ đi công tác,
nhiều khi được lệnh đi đột xuất, anh vẫn vui vẻ không bao giờ than vãn.
Câu chuyện về anh khá đặc biệt. Anh quen một cô bán bar trong khu phố
bên ngoài căn cứ. Đa số khách mua hàng là binh lính trong căn cứ. Phố
có hai loại kinh doanh chính. Thứ nhất là các tiệm tạp hóa bán đủ loại thứ
linh tinh, vật kỷ niệm. Thứ hai các quán bar. Cô gái Hollowell quen cũng
khá đẹp và chỉ sau thời gian ngắn biết nhau, họ đi đến quyết định lấy nhau.
Xuân Giáp Ngọ 2014