Page 115 - DanSan68
P. 115
Muõ Ñoû 68 115

nước da trắng. Cách ăn mặc và dáng điệu tạo vẻ thuộc gia đình trung lưu,
khá giả. Mỗi lần thăm anh, chị thường dẫn theo đứa con gái nhỏ chừng
hơn một tuổi. Họ quây quần bên nhau rất hạnh phúc. Thế nhưng, trong đời
người ta không thể ngờ được những bất cập, tan vỡ, chia ly diễn ra mà hậu
quả là ưu phiền và oán hận.
Chín năm sau ngày ra trường, mỗi người đi một nơi, không biết tin tức
gì của nhau, bỗng nhiên vào giữa tháng 1 năm 1964, tôi được biết tin về
anh Lê văn Hưng. Sau ngày đảo chánh 1 tháng 11, 1963, Tổng thống Ngô
Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu bị thảm sát, Đại tá Nguyễn văn Phước
Trưởng Phòng 2 Bộ Tổng Tham mưu (P2/BTTM) bị mấy ông Tướng đảo
chính bắt giam giữ ở Cục An ninh Quân đội, Trung tá Hồ văn Lời, Chỉ huy
trưởng Trường Quân báo Cây Mai, được đưa lên BTTM thay thế. Tôi cũng
được thuyên chuyển theo ông và giữ chức vụ Trưởng ban Hành chánh của
P2/BTTM.
Một hôm tôi đọc được trong xấp hồ sơ “Công văn Đến” lệnh thuyên
chuyển của Nha Nhân viên Bộ Quốc Phòng ban hành hoàn trả Trung uý Lê
văn Hưng về ngành Quân Báo và đặt thuộc quyền sử dụng của P2/BTTM.
Trước cuộc đảo chính Trung uý Hưng là Quận trưởng Trà Ôn ở miền Tây.
Có lẽ những năm trước nữa ông Hưng có học qua một khóa Quân Báo hay
giữ chức vụ nào đó cùng ngành với tôi mà tôi không biết. Sau đó ít lâu,
khi hồ sơ cá nhân của Hưng gửi về P2/BTTM mới được biết là sau khi tốt
nghiệp ở Thủ Đức nhờ đậu cao nên anh được chọn về Quân Khu I –lúc đó
bao gồm cả lãnh địa của Vùng 3 và Vùng 4 Chiến thuật sau này- và thuyên
chuyển về Bộ Chỉ Huy Trung đoàn 15 đóng tại Gia Định. Thiếu tá Lê Thọ
Trung là Trung đoàn trưởng. Sau này, khi ông Hưng đã lên Tướng và làm
Tư lệnh SĐ5BB, ông Trung, chỉ mang cấp bậc Trung tá, là Tham Mưu
trưởng cho ông Hưng.
Không đầy một tuần sau khi P2/BTTM nhận được lệnh thuyên chuyển
của Trung úy Hưng, cũng trong tháng giêng đó, một người đàn bà đến xin
gặp Trung tá Trưởng P2/BTTM. Với tư cách là người phụ trách về hành
chánh và quản trị nhân viên, tôi tiếp bà khách. Bà tự xưng là người phối
ngẫu chính thức và đã ly dị của ông Hưng. Tôi hình dung được ngay đó
là người vợ của SVSQ Hưng của gần mười năm trước. Tuy bà đã bớt vẻ
thon thả, khá người hơn, mà vẫn còn đẹp ở độ tuổ̉i trung niên. Bà mang
theo một lá đơn xin gửi lương tháng, mà bà nói là do Tòa án phán quyết
khi ly dị, ̣đến thẳng địa chỉ của bà ở Gia Định. Tôi chỉ ghi nhận sự kiện,
nhận đơn, mà chưa giải quyết được vì Trung uý Hưng chưa trình diện P2/
BTTM.
Sau đó không lâu, tôi nhận tiếp một lệnh khác của Nha Nhân viên Bộ
Quốc Phòng thuyên chuyển Trung uý Lê văn Hưng về SĐ21BB. Như vậy
đến năm đó tôi vẫn chưa gặp lại Hưng cho đến đầu tháng 6, năm 1971. Vì

Giả từ Denver
   110   111   112   113   114   115   116   117   118   119   120